Đời sống

Ăn rau sống đúng cách để không gặp biến chứng nguy hiểm

Người dùng có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ngoài ra còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng nếu như ăn rau sống bẩn.

Mờ sán sui - Rau sắn muối chua dân dã mà lạ miệng của đồng bào Dao đỏ / 11 loại cây vừa là rau vừa là thuốc chữa bệnh, trồng trong nhà còn tốt như "trữ vàng"

Theo Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), rau sống là món ăn tốt cho sức khoẻ, cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên người ăn rau sống đồng thời phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính. Trong đó, bệnh đường tiêu hóa là bệnh dễ gặp nhất song lại ít được để ý nhất có nguyên nhân từ việc ăn rau sống. Trong các loại rau sống, xà lách, húng chó, mùi... là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột nhất.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cũng cảnh báo, kể cả những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ, thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Hãy rửa sạch rau sống trước khi ăn.

Hãy rửa sạch rau sống trước khi ăn

Người trồng rau thường tưới rau bằng nước tiểu của người, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn hoặc trồng trong khu vực có nhiều phân chó mèo,… Người bán rau cũng hay dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng cũng không rửa rau sạch nên nguy cơ nhiễm giun, sán rất lớn. Về mối nguy khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, bác sĩ Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh cho biết, ở thể nhẹ, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Ở thể nặng, còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

“Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể. Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời”, bác sĩ Nga cảnh báo.

Những người tuyệt đối không ăn rau xà lách:

Người đang dùng thuốc chống đông máu: Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượngvitamin K cao, nếu ăn nhiều rau sống đặc biệt là xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục). Chỉ có một trường hợp dùng rau sống số lượng lớn là không được khuyến khích, đó là đối với bệnh nhân đang dùng trị liệu chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao thuốc đối kháng vitamin K (như là warfarin, C19H16O4: thuốc chống đông máu).

Hàm lượng vitamin K cao có thể ảnh hưởng đến phương pháp trị liệu, có thể dẫn đến máu đông cục (chứng huyết khối) và các biến chứng liên quan. Vì vậy cần lưu ý khi bạn đang dùng loại thuốc này.

 

Phụ nữ mang thai: Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi.

Hãy cẩn trọng để không gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Hãy cẩn trọng để không gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Người bị đau dạ dày: Người bị đau dạ dày không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau sống, nước sốt, rau quả có chứa nhiều xơ sợi, thức ăn chua, cay, không ăn nhiều dưa, cà muối, các loại xúc xích, dăm bông, các loại thịt dai, có gân, sụn.

Người bị viêm đại tràng: Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Khi bị viêm đại tràng, người bệnh không nên ăn rau sống, vì nhiều loại rau sống có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị “cọ xát”.

Người dễ bị cảm cúm: Rau sống có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau sống. Mặc dù vậy, với những người thể trạng tốt, sức khỏe ổn định, ít bị cảm thì lại có thể dùng rau sống để điều trị cảm cúm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm