Chuyên gia cảnh báo 5 loại rau củ nên tránh xa kẻo nguy hiểm cho sức khỏe
Cách làm nem rau củ cho mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 / Những loại rau củ không nên bảo quản chung với nhau, nguy hại đến sức khỏe
Rau củ cắt sẵn bọc thành gói nhưng đã bị hỏng
Trong siêu thị thường bày bán khá nhiều rau củ cắt gọt sẵn, đựng trong màng bọc thực phẩm. Nhìn có vẻ đẹp mắt, tiện dụng, giá thành cũng hợp lý nhưng chúng có thể được lấy từ rau củ kém chất lượng, thối mốc một phần.
Việc cắt bỏ phần hỏng và biến chúng thành những hộp rau cắt sẵn ngon mắt là cách để giảm tổn thất cho siêu thị. Bạn không thể dám chắc chúng có bị nhiễm khuẩn hay nấm mốc hay không và cũng không đảm bảo được rằng chúng an toàn cho sức khỏe.
Các loại rau củ bán ế đã bị héo, mốc
Nhiều người vẫn bán rau củ héo, ế với giá thành siêu rẻ. Vì tiết kiệm, nhiều người mua loại rau củ này về để sử dụng. Tuy nhiên, chúng không còn ngon và giữ nguyên được dinh dưỡng.
Nếu rau bị mốc chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn nấm mốc, đặc biệt là độc tố aflatoxin. Độc tố này có trong các thực phẩm mốc, sản sinh bởi loài nấm mốc tên là Aspergillus. Không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính, aflatoxin còn có thể làm tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử, thậm chí là ung thư gan.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có chứa độc tố solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 – 0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Để tránh ngộ độc khoai tây tốt nhất bạn nên ăn sớm ngay sau khi mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Không nên mua khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm.
Dưa muối chưa chín
Dưa muối chưa chín, cà muối xổi là món ăn nhiều người yêu thích nhưng nó lại có thể gây bệnh. Sau khi muối, hàm lượng nitrit trong dưa sẽ tăng lên, tuy nhiên nó sẽ giảm dần và mất hoàn toàn khi dưa đã chua vàng. Nitrit khi vào cơ thể, dưới tác động của axit amin sẽ tạo thành hợp chất nitrosamine có nguy cơ gây ung thư cho người.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn không nên ăn dưa muối xổi, tức là khí dưa còn xanh, vị còn cay nồng, mùi hăng. Ngay cả với dưa muối chua cũng chỉ nên ăn mỗi lần khoảng 50g và không ăn quá 2 – 3 lần/tuần.
Gừng thối
Trong gừng thối có chứa một lượng nhỏ safrole – đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản.
Sau khi gừng thối, độc tố safrol sẽ lan ra toàn bộ củ gừng, khiến cho các bộ phận tưởng chừng lành lặn nhưng thực tế đã bị nhiễm độc. Vậy nên nếu gừng đã hỏng dù chỉ 1 góc thì tốt nhất nên vứt đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài