1. Quả đậu
Quả đậu (đỗ) là một trong những loại thực phẩm được nhiều người ưa thích dùng để chế biến món ăn. Quả đậu thường được đem xào, luộc, hấp... Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, dù là cách chế biến nào thì quả đậu cũng cần được nấu chín.
Nếu quả đậu xanh không được nấu chín, saponin trong nó sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu xanh còn chứa nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày và ruột của con người, gây ngộ độc thực phẩm và viêm đường tiêu hóa.
Ngoài ra, còn có độc tố làm tan máu ở một số loại quả đậu có thể gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, tức ngực, đổ mồ hôi lạnh và tê ở chân tay. Để ngăn ngừa ngộ độc khi ăn, quả đậu xanh cần phải được nấu chín kỹ.
2. Hải sản
Nếu cua không được hấp chín trước khi ăn, rất khó để tiêu diệt ấu trùng giun tròn. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người đến ruột non, di chuyển xung quanh và phát triển.
Sán lá phổi có thể xâm nhập vào thành ruột, khoang bụng và gan và sau đó đi qua cơ hoành đến phổi để ký sinh và đẻ trứng.
Ngoài ra, vi khuẩn vibrio parahaemolyticus có trong hải sản có tỷ lệ gây ngộ độc cao. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
Tuy nhiên, hải sản khi đã được nấu ở nhiệt độ 90 độ C, những loại ký sinh trùng, vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt sau 1 phút. Vì vậy hãy nhớ, nấu chín kỹ thức ăn khi ăn hải sản.
3. Khoai tây
Khoai tây là một trong những loại rau củ cần nấu chín kỹ nếu không nó sẽ gây ra sự đầy hơi và các vấn đề không tốt cho tiêu hóa vì khoai tây chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa.
Khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.
4. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - đây là một loại chất rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Vì thế, bạn cần nấu mộc nhĩ chín kĩ trước khi ăn.
Ngoài ra, cũng không nên ăn mộc nhĩ ngâm lâu. Vì ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn.
Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
5. Loại nấm lạ
Những loại nấm lạ, không rõ tên hay có màu sắc đẹp, sặc sỡ... thì tốt nhất bạn không nên chế biến vì rất có thể chúng là nấm độc.
Ngoài các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, nấm độc có thể gây ảo giác, thậm chí tệ hơn, nó gây tổn thương gan và thận, không thể hồi phục, nặng nhất là tử vong.
Do đó, nếu thích ăn nấm, chỉ nên mua ở những nơi có địa chỉ uy tín, không nên hái những cây nấm lạ để ăn.