Ăn sò huyết sai cách có thể dẫn tới tử vong
Cách nấu hủ tiếu chay thơm ngon cho tháng 7 âm lịch / Công dụng tuyệt vời của vỏ chanh mà không phải ai cũng biết
Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn đạm dồi dào, nhiều khoáng nên đây là món hải sản ngon, được nhiều người yêu thích.
Trong sò huyết có hàm lượng kẽm cao, rất tuyệt vời cho da và tóc, cũng như chức năng miễn dịch. Đồng thời, vitamin A có trong sò huyết có thể dễ dàng được hấp thu vào cơ thể và giúp tăng cường thị giác vào ban đêm.
Ngoài ra, trong Đông y, thịt sò huyết còn được dùng làm thuốc bởi vì chúng có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, chống viêm loét dạ dày và tiêu hóa kém.
Tuy nhiên, vì các loại sò đều sinh trưởng trong môi trường bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt là khi sò huyết được nuôi tại những vùng nước ô nhiễm có thể gây hại đến sức khỏe, nếu không biết cách chế biến.
Tác hại khi chế biến sò huyết không đúng cách
Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Dù bạn đã luộc chín sò huyết đi nữa thì vẫn không ngăn được những mầm bệnh nguy hiểm có trong chúng. Dó đó, khi dùng sò huyết, bạn nên hạn chế ăn sống hoặc tái để tránh những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.
Các bậc cha mẹ phải thật thận trọng khi cho trẻ ăn sò huyết, vì loại thực phẩm này nếu không được nấu chín sẽ gây ngộ độc cho trẻ. Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã từng tiếp nhận bệnh nhi 12 tuổi, bị sốc nặng với mạch và huyết áp không đo được, tay chân lạnh tím do ngộ độc nặng sau khi ăn sò huyết luộc. May mắn, sau 2 ngày điều trị, tình trạng sức khỏecủa em đã được phục hồi.
Cách chọn sò huyết tươi, ngon
- Nên chọn những con lớn vừa ăn, không quá to hay quá nhỏ. Những con nhỏ khi chế biến sẽ bị teo, còn quá lớn rất dễ bị dai, mất ngon.
- Những con sò huyết còn tươi thường thò lưỡi ra ngoài. Những con ngậm miệng và có mùi hôi tuyệt đối không nên mua vì chúng đã chết.
Mẹo làm sạch sò huyết
Dùng nước vo gạo hoặc nước muối
Khi mua sò huyết về, nên ngâm với nước vo gạo hay nước muối pha loãng khoảng 1 - 2 tiếng để sò nhả hết bùn đất. Đồng thời, dùng bàn chải cọ sạch vỏ rồi rửa lại bằng nước sạch trước khi chế biến.
Dùng dầu mè
Ngâm sò vào nước lạnh có vài giọt dầu mè, cát và chất bẩn trong chúng sẽ nhả ra từ từ.
Sử dụng muối
Các cách trên để xử lí khi sò còn vỏ. Nếu bạn chỉ lấy phần thịt sò thì hãy dùng dao cạy lấy thịt, sau đó chà xát với muối, sau đó rửa sạch với nước, các chất bẩn trong sò sẽ biến mất hoàn toàn, bạn có thể yên tâm chế biến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết