Đời sống

Ăn thịt vịt cần tránh xa thực phẩm đại kị này, cẩn thận "ươm mầm" ung thư mà không biết

Đây là những thực phẩm đại kỵ với thịt vịt mà bạn cần tránh kẻo rước bệnh vào người.

Những thói quen bảo quản thực phẩm thừa sai lầm, các bà nội trợ cần bỏ ngay / Không phải sữa, đây mới là những loại thực phẩm giàu canxi bậc nhất mà bạn nên tận dụng

Vịt kỵ với ba ba

Trong thành phần của thịt vịt và thịt ba ba có chất kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt. Vì vây, các bà nội trợ không nên kết hợp thịt vịt và thịt ba ba lại vơi nhau.

Thịt vịt kỵ với quả mận

Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, khi ăn thịt vịt bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây

Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

thuc pham dai ky voi thit vit-phunutoday
Ảnh minh họa.

Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

Những đối tượng không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, những người có dấu hiệu bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn:

 

Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Do thịt vịt có tính hàn nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn. Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.

Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm