Đời sống

Bà bầu ăn ngô có tác dụng gì? Đừng bỏ qua những điều này khi ăn

"Bà bầu ăn ngô có tốt không?" là câu hỏi quen thuộc của rất nhiều người. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất.

6 thành phần mỹ phẩm bà bầu tuyệt đối không được dùng, kiểm tra xem nhà có không / Chế biến mì ăn liền đúng cách dành cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng có trong bắp ngô

Bắp ngô là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, có thể mẹ chưa biết trong một hạt ngô có chứa đến 29.5 mg axit béo omega 3, 961 mg axit béo omega 6, 41g carbohydrate, 2g chất béo, 5g chất xơ và 5g protein.

Bà bầu ăn ngô theo cách này có thể đẩy lùi dị tật thai nhi, con sinh ra thông minh, mẹ tha hồ mát mặt

Trong thành phần của bắp ngô, nước chiếm 114g trên tổng trọng lượng. Không những thế, bắp ngô còn chứa một lượng folate rất cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg (chiếm 19% lượng folate cần thiết cho cơ thể). Ngoài ra, trong ngô còn chứa 1 lượng thiamin rất lớn (Khoảng 24% nhu cầu sử dụng hàng ngày của cơ thể)

Bên cạnh đó, một chén ngô (hạt) còn cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như: vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B6, vitamin K và pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan phốt pho, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline. vv…

Giảm nguy cơ khuyết tật ở trẻ sơ sinh

Ngô chứa axit folic giúp giảm nguy cơ bất thường ở thai nhi như tật nứt đốt sống.

Tăng cường trí nhớ

Ăn ngô khi mang thai giúp bạn có trí nhớ tốt hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi.

Empty
Ảnh minh họa.

Giữ cho đôi mắt của thai nhi khỏe mạnh

Ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein có vai trò trong việc cải thiện thị lực của thai nhi.

Ngô cũng chứa một chất carotenoid gọi là zeaxanthin có tính chất oxy hóa. Zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở mắt. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn về vai trò của carotenoid trong việc ngăn ngừa một số rối loạn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Ngăn ngừa ung thư

Các chuyên gia tin rằng chất chống oxy hóa có trong ngô có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của một số loại ung thư, trong đó có ung thư vú.

 

Giảm nguy cơ khối u

Ngô bao gồm các hợp chất phenolic như axit ferulic giúp giảm nguy cơ mắc các khối u.

Bà bầu ăn ngô có tốt không? Tăng cường miễn dịch

Ngô rất giàu vitamin A nên giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh. Loại hạt này cũng cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy trí nhớ trong thai kỳ.

Giúp da sáng đẹp

 

Thực ra, nhiều hãng mỹ phẩm trên thế giới đã dùng ngô để chiết xuất nên những sản phẩm làm đẹp hàng đầu cho phụ nữ. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là chúng ta có thể ăn ngô thường xuyên để giúp da sáng đẹp hơn. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng trong ngô sẽ hạn chế tối đa các triệu chứng nổi mụn, nám da, đen sạm ở các vùng cơ thể bà bầu.

Giảm cân sau sinh

Bà bầu ăn ngô theo cách này có thể đẩy lùi dị tật thai nhi, con sinh ra thông minh, mẹ tha hồ mát mặt

Nhiều mẹ đã áp dụng ngô vào thực đơn giảm cân sau sinh để lấy lại vóc dáng thon gọn hấp dẫn như trước. Ngoài ra chị em cũng có thể thay thế ngô bằng rất nhiều các loại trái cây, thực phẩm khác như táo, lê, cà chua... trong những thực đơn giảm cân của mình.

Cách ăn ngô đúng nhất dành cho mẹ bầu

 

- Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều ngô trong một lúc, trung bình mỗi tuần có thể ăn từ 5- 6 bắp ngô luộc, hoặc ăn thay thế bằng các món như chè ngô, xôi ngô, soup gà ngô non… để thêm ngon miệng và khỏe mạnh hơn trong suốt quá trình mang thai.

Empty

- Ngô là thực phẩm có lợi nhưng không phải là thực phẩm chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong thai kỳ nên mẹ bầu không nên chỉ ăn một món ngô trong các bữa ăn chính.

- Nếu muốn ăn ngô, bà bầu nên tránh mua ngô đóng hộp vì nó sẽ thường chứa nhiều muối, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và bị phù cho bà bầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm