Bà mẹ Hà Nội bày tỏ "Tôi chỉ lì xì 10.000 đồng là quá đủ", người khen đúng, người chê thẳng mặt "Cả năm có một dịp mà ki bo"
Miến trộn gà nấm cho ngày Tết bận rộn / Khoe con gái được thưởng Tết 100 triệu rồi chê con dâu chỉ biết ăn bám, nàng dâu liền xòe ra một vật chứng khiến mẹ chồng rối rít "mẹ sai rồi"
Lì xì là phong tục có từ rất lâu đời của người Á Đông, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Vào các ngày Tết, người lớn sẽ tặng cho trẻ nhỏ những phong bao đỏ với khoản tiền mừng để cầu chúc may mắn, sức khỏe cho năm mới.
Vốn dĩ là một phong tục tốt đẹp nhưng những năm gần đây, tục lì xì bỗng trở nên biến tướng, xấu xí đi. Nhiều người lớn coi lì xì như một thước đo sĩ diện. Ai mừng càng nhiều thì càng oai. Trẻ nhỏ cũng không còn hồn nhiên khi nhận lì xì nữa. Nhiều bé tỏ thái độ phụng phịu ra mặt nếu phong bao năm nay không nhiều bằng năm ngoái.
Không chỉ vậy, lì xì còn trở thành gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình. Không ít bà mẹ chia sẻ, họ sợ những cái tết bởi cháu chắt, họ hàng quá nhiều. Mừng 10.000 đồng, 20.000 đồng thì sợ họ hàng chê "kẹt sỉ" nhưng mừng 50.000 đồng, 100.000 đồng thì tiền đào đâu ra?
Chính vì những điều này nên mỗi năm, các bậc phụ huynh lại đau đầu tranh cãi xem nên lì xì bao nhiêu là đủ? Lì xì như nào để khỏi mất lòng nhau?
Nói về điều này thì mới đây một phụ huynh tên P.Ng ở Hà Nội đã chia sẻ quan điểm của mình trên trang cá nhân và nhận về nhiều tranh cãi. Nguyên văn chia sẻ như sau:
"Mình nghĩ lì xì là khoản tiền lấy may. Người lớn chỉ cần mừng các cháu 10.000 đồng, 20.000 đồng là đủ. Các cháu còn nhỏ tuổi, đã biết gì đâu mà tiêu.Chưa kể người lớn lại mừng qua, mừng lại cho cân bằng số tiền mà đối phương bỏ ra cũng không hay.
Đối với những cháu còn quá nhỏ, tôi chỉ 10.000 đồng. Còn những cháu lớn hơn, tầm cấp 2, cấp 3 thì tôi sẽ mừng mức tiền lớn hơn tầm 50.000 – 100.000 đồng".
Cùng suy nghĩ với chị Ng., anh T. Quang (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm: "Tôi khó chịu với kiểu lì xì qua lại của người lớn. Người nọ phán đoán người kia mừng bao nhiêu để đưa phong bao tương xứng.
Tôi nghĩ chỉ nên lì xì 10.000 – 20.000 đồng cho các cháu vui vẻ. Đôi khi chính bố mẹ đưa con đi chúc tết người thân, bạn bè cũng thấy ngại bởi sợ mọi người nghĩ đưa con đi vòi tiền lì xì. Mà để con ở nhà vào ngày tết thì cũng không được.
Chúng ta cứ lì xì tất cả chỉ 10.000 đồng, 20.000 đồng thì đỡ phải nghĩ ngợi nhiều. Mà lại tránh được cảnh băn khoăn khi mình lì xì con người ta 100.000 đồng mà con mình mở phong bao ra chỉ thấy người ta mừng 50.000 đồng".
"Lì xì chỉ nên là tượng trưng đem lại may mắn, chứ không phải tạo thói quen xấu cho trẻ từ việc tiếp xúc với tiền. Làm vậy trẻ sẽ quý người nào mừng tuổi mình nhiều và ghét người mừng tuổi ít. Rồi chưa kể nhiều đứa trẻ vừa thấy khách đến chơi nhà là xòe tay ra đòi tiền khiến cả bố mẹ, cả khách đều ngại.
Còn nhỏ mà trẻ đã có tính thực dụng, tham tiền như vậy là không hay", anh H. Long (Hà Đông, Hà Nội) nêu ý kiến.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng nhiều ý kiến cho rằng mức lì xì 10.000 đồng là quá ít. Và cả năm mới có một ngày tết, người lớn sao lại tính toán quá chi li với trẻ nhỏ.
"10.000 đồng thì keo kiệt quá. Nhiều nhà sắm tết hết cả chục triệu cũng không tiếc, vậy mà có mấy chục mừng tuổi cũng đắn đo. Nếu không có điều kiện thì cũng nên mừng trẻ tầm 50.000 đồng", chị Thu Trang (Hà Nội) phản bác.
Người lớn nên lì xì cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Số tiền lì xì nên tùy vào độ tuổi và khả năng quản lý tiền bạc của trẻ. Nếu trẻ vẫn còn nhỏ (độ tuổi mẫu giáo trở xuống) thì người lớn chỉ cần mừng số tiền nhỏ (tầm 20.000 đồng) với ý nghĩa tượng trưng là đủ.
Với trẻ cấp 1 đã có ý thức hơn về giá trị tiền bạc, người lớn có thể tăng mức tiền lì xì (tầm 50.000 đồng), đồng thời dạy trẻ cách quản lý, tiêu tiền cho hợp lý.
Trẻ từ cấp 2 trở lên đã có chính kiến và có nhu cầu tiêu tiền. Vì vậy người lớn có thể mừng tuổi trẻ những tờ tiền có mệnh giá lớn như 100.000, 200.000 đồng. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho con giữ tiền lì xì nhưng phải nhắc nhở con tiêu dùng đúng đắn, không mua sắm hoang phí.
Số tiền lì xì cho trẻ có thể dao động từ 20.000 – 500.000 đồng, tùy vào độ tuổi và điều kiện của người lớn. Quan trọng nhất bố mẹ cần dạy trẻ lì xì là một nét đẹp văn hóa, là lời chúc phúc và cầu mong may mắn. Trẻ cần có cái nhìn đúng đắn và văn minh về việc nhận lì xì, không nên quá quan tâm về giá trị của mỗi phong bao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát