Bà mẹ ở TP Hồ Chí Minh sốc vì phát hiện một "sự thật động trời" ở buổi họp phụ huynh, phản ứng của nhiều người khiến chị chưng hửng
Ngắm body 6 múi của 'thầy giáo dạy toán quyến rũ nhất thế giới' / Khám phá động Thiên Đường – toạ độ du lịch hot ở Quảng Bình
Mỗi lần nhắc đến từ "họp phụ huynh" là y như rằng học sinh nào cũng sợ, nhất là những em có kết quả học tập chưa tốt.Mỗi lần nhắc đến từ "họp phụ huynh" là y như rằng học sinh nào cũng sợ, nhất là những em có kết quả học tập chưa tốt. 1 - 2 tiếng phụ huynh ở trường nắm bắt tình hình điểm số của con cũng là 1 - 2 tiếng đồng hồ nhiều đứa trẻ ở nhà thấp thỏm, nơm nớp lo cho cho "phận số" của mình.
Cha mẹ nào cũng mong con học giỏi, vào top 1, top 2. Vậy nên nhìn điểm số hay xếp hạng không như kỳ vọng họ không tránh khỏi thất vọng. Và nỗi thất vọng đó theo họ từ trường về đến nhà, trút lên đầu những đứa con đã "trót dại" không bằng "con nhà người ta". Cha mẹ, con cái đều nặng nề, mệt mỏi.
Mỗi lần nhắc đến từ "họp phụ huynh" là y như rằng học sinh nào cũng sợ, nhất là những em có kết quả học tập chưa tốt. (Ảnh minh họa) |
Mới đây, đề tài điểm số khi họp phụ huynh lại được dấy lên khi một bà mẹ chia sẻ chuyện phát hiện con nói dối về điểm thi. Chị cho biết, sau buổi họp cuối năm, mình bị sốc khi điểm số mà cô thông báo không giống như con đã đưa ra trước đó. Cụ thể, điểm văn 4,5 điểm con báo thành 7,5; Điểm tiếng Nhật 8 lại "hô biến" thành 10; Tiếng Anh 7 thành 9. Thêm vào đó, con cũng không mang bài thi về để bố mẹ xem mà nói rằng cô giáo thu luôn. "Liệu có cách gì khắc phục tật nói dối này không ạ", bà mẹ thắc mắc.
Khác với sự chỉ trích của bà mẹ này với đứa trẻ, nhiều phụ huynh lại cho rằng, mọi chuyện đều có nguyên do. Trong trường hợp của học sinh nói trên, dù nói dối là sai nhưng vấn đề không phải là khắc phục nói dối mà phải tìm hiểu nguyên nhân đằng sau. Khi con nói dối, có thể trước đó bố mẹ đã tạo áp lực thành tích lớn cho con. Hành động này là để bố mẹ khỏi thất vọng.
"Theo em cần xem tại sao bạn nói dối đã, có phải xuất phát từ nỗi sợ của bạn khi bố mẹ biết mình bị điểm kém hay không? Những lúc này, nếu mẹ càng căng thẳng con lại càng lo lắng, việc nói dối sẽ tiếp diễn hoặc con thấy chán nản, khó tiếp thu kiến thức. Ở đây con chỉ muốn mẹ vui thôi, mẹ nên phân tích cho con hiểu thế nào là trung thực, đồng thời cho con biết điểm số quan trọng nhưng quan trọng hơn nữa là sự nỗ lực của con", một người nói.
Đừng để điểm số, thành tích, kỳ vọng đẩy con ra xa mình
Thực tế, mỗi đứa đứa trẻ đều có những thế mạnh khác nhau. Điểm số cao của các con hiện nay chưa nói lên được điều gì. Nhiều đứa trẻ học giỏi, điểm số rất cao nhưng sau này vẫn không thành công. Ngược lại, những em có học lực trung bình nhưng vẫn thành công rực rỡ.
Không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng có khả năng đáp ứng được những mong mỏi học hành giỏi giang của bố mẹ. Đừng vì áp lực điểm số mà gây căng thẳng cho con, hãy tạo tâm lý thoải mái để con có hứng thú học tập hơn thay vì để chúng coi học tập là một công việc nặng nề.
Mọi đứa trẻ đều khao khát trở nên xuất sắc trong các kỳ thi. Khi điểm số của trẻ không tốt đồng nghĩa với việc trẻ gặp vấn đề trong học tập, lúc này điều trẻ cần nhất chính là sự quan tâm, giúp đỡ của cha mẹ.
Cha mẹ phải nói với con rằng: Chúng ta tạm thời gặp khó khăn trong học tập, đừng nản lòng, vấn đề có thể giải quyết được, và cha mẹ sẵn sàng giúp con vượt qua khó khăn. Đôi khi đã nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại trì trệ, trẻ dễ nghi ngờ năng lực học tập của bản thân, từ đó lung lay niềm tin, không muốn xông xáo. Cha mẹ phải nói với con cái rằng việc học không phải lúc nào cũng đi lên theo đường thẳng, và đôi khi gặp phải những nút thắt là điều bình thường.
Nếu con không trải qua một kỳ thi tốt, đừng vội nản lòng. Bạn phải kết hợp tình hình thực tế của con mình, xác định mấu chốt của vấn đề và chủ động có biện pháp đối phó. Điều này cũng như chim hải âu trên biển vậy. Dù trông có vẻ không nhanh nhẹn nhưng "đường dài mới biết ngựa hay", chỉ cần kiên trì, tin tưởng vào con đường mình đã lựa chọn, kiên định với mục tiêu, cuối cùng sẽ gặt hái được thành quả.
Thi cử, điểm số là nhất thời nhưng sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái là cả đời. Trong tương lai, đứa trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn trong cuộc sống. Sự động viên, khẳng định hay an ủi của bạn sẽ giúp con giữ được sức mạnh bên trong và tiến về phía trước với tình yêu thương và những lời chúc phúc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người