Bác sĩ nhi khoa chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Bệnh ho gà ở trẻ em / Hé lộ một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em
Theo bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế City, bệnh rối loạn tiêu hóa chính là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. So với các loại bệnh khác thì rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và tái đi tái lại nhiều lần ở người bệnh.
Khác với người lớn, trẻ nhỏ khi mắc rối loạn tiêu hóa sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này của bé. Bởi đây là giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ cần một lượng dinh dưỡng ổn định - nhưng khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện lượng dinh dưỡng đã bị thiếu hụt đáng kể.
Do đó, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường dẫn đến hậu quả là trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí não, hệ miễn dịch từ đó cũng bị suy giảm đáng kể. Sau này, trẻ dễ mắc đi mắc lại căn bệnh này khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào hệ tiêu hóa.
Có khá nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Sức đề kháng yếu là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt đối với những trẻ không được bú sữa mẹ, mất đi một nguồn đề kháng dồi dào. Do đó khi có sự bất hợp lý dù chỉ rất nhỏ trong chế độ dinh dưỡng, nguy cơ trẻ mắc phải rối loạn tiêu hóa là rất cao.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng có thể bắt nguồn từ việc cha mẹ sử dụng kháng sinh để chữa một số bệnh cho trẻ. Khi kháng sinh đi vào cơ thể chúng diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi nên gây ra các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón.
Một nguyên nhân nữa là do môi trường sinh hoạt không được đảm bảo vệ sinh. Môi trường sống có chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc. Hơn nữa, cơ địa trẻ em có thành ruột yếu, khi nhiễm khuẩn sẽ lập tức có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như thay đổi về đại tiện: có lúc tiêu chảy, lúc thì táo bón.
Để phòng ngừa bệnh, các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch. Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng và giàu vitamin. Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như môi trường sinh hoạt xung quanh cho bé. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên hạn chế dùng kháng sinh khi trẻ ốm, thực hiện chế độ tiêm phòng đầy đủ cho bé để tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và cả những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Ảnh minh họa