Đời sống

Bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu nghiệm từ bí đao

Bí đao có tính mát, không độc, vị ngọt, giàu dinh dưỡng, nhưng ích lợi đối với sức khỏe của vỏ, hạt, lá và hoa bí đao thì còn ít được biết đến.

Giảm cân bằng yến mạch hiệu quả, đúng cách có lợi cho sức khỏe / Ăn rau muống mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe, điều thứ 3 ai cũng thích

Theo Đông y, bí đao tính mát, vị ngọt, không độc, công năng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, ích khí trừ phiền, chỉ khát lợi tiểu, tiêu thũng. Ngoài ra, hạt, vỏ, hoa, lá đều có công dụng chữa nhiều bệnh.

Bí đao tính mát, không độc, vị ngọt, giàu dinh dưỡng, người ta đã biết đến công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện kỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiêu thũng của bí đao trong phòng chữa bệnh, nhưng ích lợi đối với sức khỏe của vỏ, hạt, lá và hoa bí đao thì còn ít được nhắc đến.

công dụng chữa bệnh của bí xanh
Ảnh minh họa.

Thành phần chủ yếu của bí đao là nước, nhiều chất xơ, không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phosphor, 0,3mg sắt, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B3, B9, C, E… và khoáng chất như kali, phosphor, magne…) Do hàm lượng dinh dưỡng thấp, cung cấp ít năng lượng, giàu chất xơ và yếu tố vi lượng, nên bí đao luộc hoặc hấp được xem là món ăn lý tưởng cho người thừa cân.

Vỏ bí đao:

Bài 1: Ung nhọt ngoài da: vỏ bí đao 20g, hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g, mật ong một ít. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày.

Bài 2: Thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, cầm máu: vỏ bí đao, đậu đỏ, mỗi thứ lượng thích hợp. Sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.

Bài 3: Phong nhiệt, táo nhiệt, ho: vỏ bí đao 15g, mật ong một ít, chưng nóng ăn mỗi ngày 2 lần.

Bài 4: Viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, cùng với 3 bát nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này).

 

Bài 5: Phù khi có thai: Bí đao cả vỏ lượng tùy ý, muối vừa ăn. Nấu nhừ để ăn. Công hiệu kiện tỳ, hành thủy, an thai. Chủ trị phụ nữ bị phù thũng khi mang thai do tỳ hư thấp trở.

Hạt bí đao:

Bài 1: Viêm phổi, áp-xe phổi: hạt bí đao, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ sống, diếp cá mỗi thứ 40g; rễ lau 20g: hạt đào, cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Bài 5: Tàn nhang: hạt bí đao 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hàng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.

Chữa ung thư:

- Ung thư họng: Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí đao vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.

 

- Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Ung thư phổi: Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm