Bấm lỗ tai và hàng loạt biến chứng đáng sợ khiến ai cũng rùng mình
Trẻ hay lè lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm / Những thực phẩm gây hại dạ dày và đường ruột được WHO cảnh báo, số 3 cực kỳ nguy hại
Bấm lỗ tai khiến sẹo lồi to như ngón tay
Dù đã có hai lỗ tai được bấm từ nhỏ ở dưới phần dái tai nhưng vì muốn tạo thêm cá tính cho mình nên Nguyễn Thu Ph. 21 tuổi, quê Thái Bình đã bấm thêm lỗ tai ở phần tai trên.
Ph cho biết khi bấm lỗ tai xong về nhà Ph. bị sưng phần bấm lỗ nhưng nghĩ do nhiễm trùng nên Ph. chỉ mua nước oxy rửa. Tuy nhiên, 1 tháng sau thì hình thành sẹo to như ngón tay ở phần sau tai. Vì sợ quá, Ph. lại dấu bố mẹ lấy tóc che đi. Phần sẹo tai cứ ngày một đùn to ra khiến Ph. sợ hãi.
Gần 1 năm trước, Ph. được bố mẹ đưa lên bệnh viện tỉnh mổ cắt sẹo nhưng sau đó vài tháng sẹo lại xuất hiện và to lên nhanh chóng. Khi đến khoa Thẩm mỹ của Bệnh viện Đại học Y thì sẹo tai đã phát triển của ở vành tai trước và tai sau, làm biến đổi vành tai của Ph.
Trường hợp của Nguyễn Văn T, SN 1999, trú tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang nhập viện do 2 bên lỗ tai bị mọc khối u to gây khó chịu. Theo lời Thắng thì khoảng 1 năm trước đây, Thắng tự bấm 2 lỗ tai để đeo khuyên tai làm đẹp.
Sau đó, ngay 2 chỗ vết bấm bị nhiễm trùng, có mủ gây ngứa ngáy khó chịu. Nghĩ là chỉ bị phản ứng nhẹ nên thay vì đi cơ sở y tế điều trị, Thắng dùng nước muối, nước oxy già rửa lên 2 vết thương. Làm nhiều lần như vậy, Thắng thấy vết bấm không giảm ngứa, chỗ nhiễm trùng ngày càng phát triển thành khối u to. Vì nhà nghèo, bán vé số không tiền đi điều trị nên Thắng đã sống chung với 2 lỗ tai bị biến chứng sưng phù gây dị dạng suốt thời gian dài.
Đến khi thấy tai của Thắng như đeo hai khối u mọi người xung quanh góp tiền để đưa Thắng tới bệnh viện điều trị.
Bấm lỗ tai cho trẻ quá sớm nguy cơ nhiễm trùng cao
Hai trường hợp trên đã la quá điển hình về việc bấm lỗ tai gây hại thế nào nhưng hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều nước khác trên thế giới, các bé gái thường được bà hay mẹ bấm lỗ tai để làm duyên với những bông tai nhỏ xinh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại tiến hành bấm lỗ tai cho bé khi bé mới chỉ được 4 -5 tháng tuổi, thậm chí, có người còn làm việc này khi bé mới sinh được 1-2 tuổi ngày mà không hề biết rằng việc này tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm đối với bé và ngay cả khi bé lớn, những nguy hiểm này vẫn còn tồn tại.
Việc xỏ lỗ tai cho bé có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bình thường, sau khi xỏ lỗ tai, bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương cho da và nó sẽ mất thời gian ngắn để chữa lành. Trong thời gian này các em bé có thể phải đối mặt với một số vấn đề như nhiễm trùng, bị sẹo và một số bệnh tật do bấm lỗ tai mà ra.
Bấm lỗ tai có thể gây nhiễm trùng vết thương cho trẻ, do các dụng cụ dùng để bấm chưa được khử trùng sạch sẽ. Theo tiến sĩ Julia Tzu, bác sĩ da liễu đại học New York và người sáng lập trung tâm Wall Street Dermatology ở thành phố New York thì các dụng cụ bấm lỗ tai thường được mua với giá rẻ và đôi lúc là không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, nó có thể khiến da trẻ bị nhiễm trùng khi tiếp xúc.
Thông tin thêm, bác sĩ Nguyễn Hợp Nhân- Khoa phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, trường hợp biến chứng sau bấm lỗ tai không phải hiếm. Tại Bệnh viện Đại học Y nơi bác sĩ Nhân công tác tháng nào cũng gặp 4 – 5 ca từ sẹo to đến sẹo nhỏ.
Theo bác sĩ Nhân bấm lỗ tai vùng dái tai thì tỷ lệ biến chứng thành sẹo như trên hiếm hơn nhưng khi bấm lỗ tai phần sụn vành tai tỷ lệ lành thương rất chậm và nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Càng liền thương chậm, càng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao bởi bác sĩ Nhân cho biết, thứ nhất có thể dụng cụ bấm lỗ tai của mình không chuẩn, thứ hai việc chăm sóc sau khi bấm lỗ tai không đảm bảo yếu tố vô khuẩn nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Nếu người có sức đề kháng tốt thì có thể có lỗ tai đẹp nhưng với người sức đề kháng kém, sống trong môi trường không được sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, biến chứng gặp nặng nề.
Khi bấm lỗ tai không chỉ là sẹo lồi vành tai mà biến dạng vành tai, sụn, tổ chức sẹo không chỉ ở mặt sau tai mà nó sẽ xuyên qua lỗ tai và hình thành ở sẹo ở mặt trước của tai khiến vành tai bị biến đổi.
Bác sĩ Nhân khuyến cáo, dù là bấm lỗ tai cũng cần phải vệ sinh dụng cụ, hấp nhiệt hoặc ngâm qua cồn để khử trùng. Chọn các cơ sở bấm lỗ tai có phòng ốc sạch sẽ. Ngoài ra, khi bấm lỗ tai nên bấm ở vùng dái tai, tránh bấm vùng sụn tai. Sau khi bấm lỗ tai nếu chảy dịch đục hoặc có mùi phải đến khám tại các cơ sở y tế để tránh sẹo gây biến dạng tai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương: Vững đà phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
Mẹo nhận biết 9 loại trái cây bị chín ép hay chín tự nhiên chỉ trong nháy mắt, đố người bán hàng nào lừa được
Tự dưng nổi da gà là điềm tốt hay xấu?