Bạn đã biết tại sao mình hay bị nổi mề đay?
Nấu ăn lỡ cho muối quá tay, bỏ thứ này vào nồi để cứu nguy, khỏi lo món ăn bị mặn / Bỏ thứ này vào chảo rồi rán cá, đảm bảo cá giòn tan không nát, không sợ bắn dầu khi nấu
Nổi mề đay là gì, có lây không?
Ảnh minh họa.
Bệnh nổi mề đay là một hiện tượng phản ứng viêm da, do sự tác động của chất trung gian hóa học là histamin. Đây không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người nhưng sẽ gây ra sự khó chịu và để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ nếu không được chữa trị dứt điểm.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM), bệnh mề đay không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh chỉ có thể tái phát nhiều lần chứ không thể lây từ người này sang người khác.
Triệu chứng nổi mề đay thường gặp
Thông thường các dấu hiệu thể chỉ xuất hiện trong một vài ngày hoặc kéo dài cả tuần sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tùy cơ địa mỗi người mà các triệu chứng nổi mề đay thường thể hiện gồm:
Ngứa trên da: Đây có thể coi là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh mề đay xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm theo cơn ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Nếu tiếp tục gãi, da sẽ bong tróc và chảy máu, để lại nhiều vết sẹo.
Nổi mẩn đỏ phát ban: Những mẩn đỏ thường không đều màu và xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Xuất hiện mụn nước: Triệu chứng bệnh mề đay đặc trưng nhất là xuất hiện những mụn nước li ti tại một số vị trí trên cơ thể, khi vỡ ra sẽ gây lây lan ra những vùng da xung quanh.
Khó thở: Nổi mề đay tiến triển nặng sẽ gây khó thở và kéo theo nhiều biểu hiện khác như sốt cao, trụy tim, rối loạn tiêu hóa…
Nhiễm trùng: Đây là triệu chứng nổi mề đay thể hiện tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các vết thương trên da do gãi nhiều nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.
Nguyên nhân nổi mề đay thường gặp
Phần lớn, nguyên nhân nổi mề đay thông thường là do dị ứng. Dị ứng sẽ xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất mà nó xem là có hại, được gọi là chất gây dị ứng.
Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng và mọi thứ đều có thể gây dị ứng. Tuy vậy, nguyên nhân nổi mề đay do dị ứng thường gặp nhất là thực phẩm, thuốc, côn trùng đốt hay nhiễm trùng.
Dị ứng thực phẩm
Trong các nguyên nhân gây nổi mề đay thì dị ứng thực phẩm là một căn nguyên phổ biến nhất. Giống như các loại dị ứng khác, dị ứng thực phẩm là do hệ miễn dịch xác định nhầm một thực phẩm là yếu tố ngoại lai và cố gắng tiêu diệt nó.
Về lý thuyết, thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, không phân biệt nguồn gốc từ động vật hay thực vật. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu, những thực phẩm giàu protein (đạm) là dễ gây dị ứng hơn cả, điển hình là hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây hay một số loại quả như dâu tây, kiwi hoặc đồ uống lên men như rượu bia … Những thực phẩm thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây dị ứng, nổi mề đay chứ không chỉ thực phẩm tổng hợp.
Dị ứng thuốc
Trong nhiều trường hợp, thuốc chính là nguyên nhân của bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa. Tất cả các loại thuốc và đường đưa thuốc (uống, đặt, tiêm, bôi …) vào cơ thể đều có thể gây dị ứng, nổi mề đay.
Các loại thuốc dễ gây nổi mề đay, dị ứng nhất là kháng sinh, đặc biệt là nhóm beta lactam; thuốc chống viêm không steroid như aspirin; các loại vắc xin, huyết thanh… Thậm chí, thuốc chống dị ứng như glucocorticoid hay kháng histamin tổng hợp như claritin cũng có thể tác động làm mề đay xuất hiện.
Mề đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau đó vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm với sốt, nổi hạch, đau khớp …
Côn trùng đốt
Hầu hết khi con người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Ở người bình thường, khi bị côn trùng độc hoặc không độc đốt vào da, nó sẽ gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ, kèm ngứa trong một thời gian ngắn. Với người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban (mề đay) toàn thân. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng, phải được quan tâm và điều trị kịp thời.
Do nhiễm trùng
Một nguyên nhân nổi mề đay thông thường khá phổ biến là do nhiễm virus như viêm virus gan siêu vi B, C; nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, miệng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) …
Ở những trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng, việc xác định nguyên nhân gây bệnh đều rất khó khăn, do phải làm nhiều các xét nghiệm mới tìm được kết quả.
Nguyên nhân nổi mề đay do các tác nhân vật lý
Mề đay vật lý là tình trạng phát ban da được kích hoạt bởi một số yếu tố vật lý như áp lực, nóng, lạnh, ra mồ hôi, nước và ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý chưa được biết rõ, song các nhà khoa học cho rằng, nó là kết quả của các phản ứng tự miễn, còn gọi là tự kháng thể. Cũng bởi tự miễn dịch và cơ chế không dị ứng nên mề đay vật lý có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn đến giai đoạn mãn tính.
Mề đay vật lý có nhiều loại, bao gồm: da vẽ nổi, mề đay lạnh, mề đay cholinergic, mề đay áp lực và mề đay mặt trời.
Tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học gây nổi mề đay
Mề đay cũng có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm mỹ phẩm, chất phụ gia thực phẩm hay chất tẩy rửa thông thường… Nguyên nhân gây bệnh mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát