Đời sống

Bấn loạn vì đại dịch khiến trầm cảm gia tăng, dân Trung Quốc gọi “cháy máy” đường dây tư vấn sức khoẻ tâm thần

Các đường dây nóng hỗ trợ sức khoẻ tâm thần của thành phố này đã hoạt động không ngưng nghỉ, kể từ khi người dân hoang mang lo lắng trước các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Giải pháp khắc phục tình trạng tóc rụng triệt để / 4 cách làm sạch bồn rửa bát

Số lượng các cuộc gọi đến đường dây nóng hỗ trợ sức khoẻ tâm thần của thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, đang tăng lên từng ngày, kể từ khi thành phố bước vào phong toả hai giai đoạn vào ngày 28/3. Nhiều công dân lo lắng gọi điện để thảo luận về tình trạng Covid-19 bùng phát mạnh ở thành phố.

Các nhà tư vấn sức khoẻ tâm thần ở Phố Đông cho biết điện thoại của họ đổ chuông không ngừng từ sáng đến tối. Khu vực này được cho là sẽ sớm kết thúc phong toả nhưng lại bị kéo dài. Đây cũng là trung tâm tài chính của Thượng Hải.

Phố Đông có 5 đường dây nóng, 3 đường dây trong số đó hoạt động 24/24 với hơn 100 tình nguyện viên cung cấp các dịch vụ tư vấn khác nhau trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Một nhân viên trực đường dây nóng cho biết: "Bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, tôi đã nhận được 40 cuộc gọi".

Thượng Hải đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất từ khi đại dịch xuất hiện. Thành phố đã ghi nhận 6.311 ca mắc mới trong ngày 1/4, với tổng 36.000 ca mắc trong tháng 3. Mặc dù con số này ít hơn nhiều so với các khu vực khác trên toàn thế giới, đó vẫn là sự gia tăng đáng kể đối với một quốc gia kiên trì với chiến lược zero Covid.

Trong khi đại dịch đã ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới, Covid-19 cũng gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khoẻ tâm thần của nhiều người.

Các quốc gia trên thế giới đang báo cáo về các vấn đề về sức khoẻ tâm thần gia tăng. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các chính phủ tăng cường hỗ trợ khi chứng kiến tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu tăng 25% trong năm đầu tiên của đại dịch.

 

Theo Zhu Wei, một người phụ trách y tế tại quận Changning ở trung tâm thành phố Thượng Hải, đường dây nóng chăm sóc sức khoẻ tâm thần 24 giờ do chính phủ hậu thuẫn đã nhận được hơn 200 cuộc gọi trong tháng 3. Mỗi cuộc gọi kéo dài trung bình khoảng 26 phút. Số lượng cuộc gọi hàng ngày nhiều hơn khoảng 20% so với các thời điểm khác.

Zhu cho biết: "Nhiều người gọi vì lo lắng việc phong toả và một số người tìm kiếm sự giúp đỡ để mua thuốc. Một vài người gọi điện không nói cụ thể là do dịch bệnh bùng phát, nhưng chúng tôi có thể cảm nhận được sự liên quan. Ví dụ, một cặp vợ chồng gọi điện tranh cãi nhau về việc học trực tuyến của con".

Một sinh viên đại học họ Li cho biết cô cảm thấy căng thẳng khi ở trong một điểm nóng về Covid-19. Cô đã rời Vũ Hán ngay khi virus bắt đầu xuất hiện. Bây giờ thì cô mắc kẹt trong đợt phong toả ở Thượng Hải.

Đề cập đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), Li nói: "Tôi đang bị PTSD. Ở nhà, việc phong toả dường như không đáng sợ đến thế này vì tôi ở cùng gia đình và có đủ thức ăn".

Li cho biết hầu hết nỗi bất an của cô đều bắt nguồn từ việc lo sợ không có đủ thức ăn. Cô bắt đầu hoảng sợ sau khi biết tin về vụ phong toả. Vào 5 giờ sáng ngày 29/3, cô đã cố gắng đặt thật nhiều hàng từ nhiều ứng dụng khác nhau nhưng không thành công.

 

Li kể lại: "Mọi thứ được bán hết trong tích tắc. Có sự hồi hộp chờ đợi và sau đó là sự thất vọng lớn. Tôi không thể chịu đựng được sự bất ổn". Cô cuối cùng đã mua được một chút trái cây nhưng sau đó lại nhận được thông báo hàng không được giao vì thiếu người giao hàng. Cho đến nay, Li cho biết cô chưa thử tư vấn tâm lý do còn nhiều e ngại.

Trong khi đó, một người dân Thượng Hải khác đã trả tiền cho các buổi tư vấn tâm lý hàng tuần trong khoảng 2 năm, chủ yếu để giải quyết các vấn đề về mối quan hệ và sự riêng tư. Trong buổi tư vấn mới nhất, người phụ nữ 33 tuổi đã chia sẻ với bác sĩ tâm lý về việc phong toả đã ảnh hưởng đến cô như thế nào.

Cô nói: "Hai năm trước, tôi sợ nhất là loại virus không rõ nguồn gốc, nhưng lần này, những vấn đề phát sinh do dịch bệnh gây ra khiến tôi lo lắng".

Cheng Qing, người dân ở quận Xuhui, nói rằng cô bắt đầu lo lắng khi số ca nhiễm ở Thượng Hải tăng hơn 1.000 ca mỗi ngày. Cô cũng lo cho con mèo cưng của mình sau khi xuất hiện tình trạng ngược đãi động vật ở khu vực khác vì nghi chúng lây lan Covid-19.

Bấn loạn vì đại dịch khiến trầm cảm gia tăng, dân Trung Quốc gọi “cháy máy” đường dây tư vấn sức khoẻ tâm thần - Ảnh 2.

Ảnh: Bloomberg/ Getty Images

 

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều người dân Thượng Hải cũng phải nhờ đến các nhóm hỗ trợ tự lực. Nhiều người, bao gồm cả cô Cheng, đã chuyển sang dùng các ứng dụng liên quan đến sức khỏe tâm thần và thiền có hướng dẫn.

Carrie Jones, một chuyên gia tư vấn từ Trung tâm Cộng đồng phi lợi nhuận Thượng Hải, nói rằng số người tìm kiếm sự hỗ trợ gần đây đã tăng lên. Các buổi tư vấn miễn phí sau đó được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội.

Chuyên gia cho rằng đây là sự an ủi dành cho cộng đồng. Nó giống như một mạng lưới an toàn cho dù mọi người có sử dụng nó hay không. Khi thời gian cách ly kéo dài hơn và bắt đầu phong toả, mọi người trở nên căng thẳng, vật lộn với lo lắng, bất an, sợ hãi, cô đơn, thiếu thông tin đáng tin cậy và thiếu kiểm soát.

Cô cho biết tổ chức phi lợi nhuận này cũng đưa ra hỗ trợ tương tự vào năm 2020 khi mọi người lo sợ về loại virus chưa được biết đến. Hầu hết họ đều phải trải qua nỗi lo xa cách gia đình. Đối với nhiều người, tình hình ở Thượng Hải đã khơi dậy những ký ức trong quá khứ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm