DNVN – Trong cuộc sống có những trường hợp nguy cấp mà chưa thể đến được các cơ sở y tế kịp thời, thì việc vận dụng các bài thuốc dân để xử trí nhanh các tình huống đó là thật sự cần thiết.
Trị trúng gió
Trúng gió hay còn gọi là cảm lạnh, bao gồm các triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lí khác như nhiễm trùng và ngộ độc.
Biểu hiện ban đầu của trúng gió có thể là miệng cứng không nói thành lời hay cơ thể không cử động được. Nếu không được chữa trị kịp thời, trúng gió còn có thể gây ra những bệnh trầm trọng hơn như tai biến mạch máu não.
Nguyên liệu: Lá kinh giới.
Cách làm:
- Lá kinh giới đem sao trên bếp, để nhỏ lửa, chú ý không nên sao kĩ quá làm lá cháy thành tro (sẽ mất đi công dụng).
- Tán cho nhuyễn lá thành bột, sau đó hòa thêm một ít rượu trắng.
- Đổ từ từ vào miệng người bệnh.
Trong trường hợp miệng bệnh nhân cứng và không thể há ra được, ta có thể sử dụng quả chanh tươi để chà vào nướu bệnh nhân. Ngay sau khi bệnh nhân mở được miệng thì nhanh chóng đổ hỗn hợp trên vào miệng của bệnh nhân.
Trị rắn độc cắn
Khi bị rắn cắn nhất là trong trường hợp ở xa các cơ sở y tế, thì việc sơ cứu ban đầu là rất quan trọng.
Các bước sơ cứu bệnh nhân rắn cắn như sau:
Bước 1: Nhanh chóng buộc garo phía trên chỗ rắn căn từ 3 – 5 cm. Có thể dùng thun, quai nón, dây chuối… Nên dùng dây garo có bản lớn để tránh làm tổn thương nơi garo và không nên thắt chặt quá, không để garo quá 30 phút.
Bước 2: Rửa sạch vết thương bằng thuốc tím.
Bước 3: Rạch nhẹ vết thương tại chỗ rắn cắn (rắn nhẹ theo hình chữ thập) . Trước khi thao tác phải sát trùng để tránh nhiễm trùng.
Bước 4: Nặn hết máu độc đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra.
Sau khi sơ cứu xong, nếu vẫn chưa kịp thời đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế thì có thể sử dụng lá sắn dây để điều trị tạm thời.
Cách trị rắn độc bằng lá sắn dây sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu:
- Rửa sạch lá sắn dây tươi, giã nát, sau đó vắt lấy nước uống và lấy bã đắp lên chỗ rắn cắn.
- Hoặc dùng bột sắn dây pha với nước và cho thêm đường để uống.
Trị hóc xương cá
Khi bị hóc xương cá nhỏ bạn có thể áp dụng nhanh cách lấy xương ra ngoài khá đơn giản bằng tỏi. Tuy nhiên, nếu xương cá quá lớn hoặc vị trí mắc xương khiến cho xương không thể ra ngoài bằng các cách thông thường, thì bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.
Nguyên liệu: 1 tép tỏi tươi đã bóc vỏ.
Cách làm:
- Xác định vị trí hóc xương là bên phải hay bên trái.
- Nếu hóc xương bên phải, thì nhét tép tỏi vào mũi bên trái, nếu hóc xương bên trái thì thực hiện ngược lại.
- Sau đó, dùng tay bịt bên mũi không nhét tỏi và thở bằng miệng.
- Khoảng 1-2 phút bạn sẽ bắt đầu nôn ra và xương cá sẽ theo chất nôn mà ra ngoài.
Tuệ Tâm (Tổng hợp)