Đời sống

Bánh chưng đen chay ngày tết của người Dao Tiền Vân Hồ

Trong ngày Tết, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nhà ai cũng phải làm bánh chưng đen chay và coi đây là loại bánh không thể thiếu.

Hai nữ sinh sáng tạo bộ móng 0 đồng khiến dân mạng cười ngất / Ngượng chín mặt vì mẹ chồng thiếu tế nhị

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 29 tháng Chạp, bà Triệu Thị Mụi, người Dao Tiền ở tiểu khu Sao Đỏ 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La lại tất bật chuẩn bị gói bánh chưng đen - 1 loại bánh truyền thống của bà con người Dao ở đây.

Bà Mụi cho biết, bánh chưng đen của dân tộc Dao do cha ông truyền lại, đã có từ lâu đời. Bánh có màu đen là biểu hiện mùa màng bội thu, đời sống của người dân ngày càng no ấm. Ngoài ý nghĩa cầu mong cho một năm mới an lành, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, bánh chưng đen còn thể hiện tấm lòng hiếu thuận của người đang sống tới ông bà, tổ tiên.

banh chung den chay ngay tet cua nguoi dao tien van ho hinh 1
Gạo giã tro rơm làm bánh chưng đen chay.

Trong ngày 29 tháng Chạp Âm lịch, đón năm mới, gia đình chuẩn bị lá dong, lạt, gạo nếp nương để gói bánh chưng đen. Trong mâm cỗ cúng tổ tiên của người Dao Tiền phải có loại bánh này”, bà Mụi cho biết.

banh chung den chay ngay tet cua nguoi dao tien van ho hinh 2
Bánh chưng đen chay của người Dao Tiền Vân Hồ.

Bà Mụi cho biết thêm, để có nguyên liệu làm bánh, các bà, các mẹ người Dao phải có sự chuẩn bị từ vụ lúa của năm trước. Loại gạo nếp được sử dụng làm bánh chưng đen là loại lúa nếp nương thơm ngon, còn phần rơm mới được dùng để tạo màu đen cho bánh. Rơm được đặt vào một chậu sạch, đốt cháy thành tro. Khi tro rơm nguội hẳn thì đổ vào cối giã cùng gạo nếp đã được ngâm nước vài tiếng trước đó và vo sạch, sau đó đem sàng lại cho sạch những phần tro không bám vào gạo. Nếu bà con không dùng rơm để tạo màu đen, có thể dùng lá chuối tiêu khô. Phương thức tạo màu đen cho bánh cũng tương tự như khi dùng rơm.

Khi gạo nếp đã có lẫn màu đen của tro rơm, các bà, các chị bắt đầu dùng lá dong để gói thành bánh. Khi gói, dùng 2 lá chập vào nhau, đổ gạo vào giữa lá, dùng tay giữ hai mép lá, cuộn lại, gấp hai đầu, rồi dùng lạt tre buộc chặt. Điểm đặc biệt là bánh chưng đen của người Dao Tiền Vân Hồ là không có nhân, bánh dài khoảng 20 – 25cm và kích thước nhỏ hơn so với bánh chưng của các dân tộc khác.

“Sáng ngày 30 Tết, gia đình dậy sớm chuẩn bị bếp để luộc bánh. Sau khoảng 4 -5 tiếng đun đều lửa thì bánh chín. Sau khi bánh chínsẽ được treo lên gác bếp để ráo nước”, bà Mụi cho hay.

Bánh sau khi ráo nước sẽ được gia chủ chọn 6 chiếc bánh đẹp nhất để sắp lên mâm cúng Tết cùng với rượu, thịt, các sản vật do con cháu tự tay làm ra mời ông bà tổ tiên về vui Tết, phù hộ cho con cháu có nhiều sức khỏe, an lành. Cúng mời tổ tiên xong, mọi người trong nhà mới cùng nhau bóc bánh, thưởng thức vị thơm dẻo rất riêng chỉ có ở bánh trưng đen chay.

Trong ngày mùng 2 Tết, các hộ gia đình người Dao nhà nào cũng đem 2 chiếc bánh chưng đen đến nhà ông Mo ( già làng) trong bản để cúng làng. Với ý nghĩa trả ơn các đấng thần linh đã luôn phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, mùa màng bội thu.

 

Ông Triệu Văn Toàn, người Dao Tiền ở tiểu khu Sao Đỏ 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ nói: "Với người Dao thì trong ngày Tết không thể thiếu loại bánh chưng đen này. Trong ngày mùng 2 Tết, thì nhà nào cũng phải có đồ lễ như thịt thú rừng, chai rượu, và nhất là bánh chưng đen chay để cùng nhau cúng làng, chúc tết và hỏi thăm nhau, tạo sự đoàn kết dân tộc”.

Đến các bản làng người Dao Tiền, hình ảnh những chiếc bánh chưng đen treo trên gác bếp là báo hiệu một mùa xuân mới đang về. Cứ thế, từ đời này sang đời khác, bánh chưng đen đã trở thành linh hồn trong ngày Tết của đồng bào.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm