Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nên ăn Keto không?
Dùng nồi cơm điện làm món sườn kho không dầu không ngán ngấy ăn với cơm là số 1 / Người Hàn có món thịt xào ngon nức nở mà làm dễ vô cùng, không thử thì thật tiếc
Điều trị bằng thuốc giúp hầu hết những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính kiểm soát được các triệu chứng. Thế nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người mắc COPD.
Có khá nhiều chế độ ăn lành mạnh hiện nay, nổi bật là chế độ ăn Ketogenic (hay còn gọi là Keto). Vậy bệnh nhân COPD có nên ăn keto không, hãy xem những nghiên cứu dưới đây.
1. Bệnh nhân bị COPD có nên ăn Keto không?
Khi bạn thở ra, cơ thể bạn giải phóng carbon dioxide, một loại khí được cơ thể sản xuất tự nhiên. Khi bạn hít vào, hơi thở mang theo oxy – loại khí cần thiết cho hoạt động lành mạnh của mọi tế bào trong cơ thể. Quá nhiều carbon dioxide trong cơ thể có thể gây nguy hiểm.
Vì vậy, khi cơ thể bạn cảm nhận được mức carbon dioxide cao, phổi của bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn để loại bỏ carbon dioxide dư thừa và đưa oxy vào.
Cơ thể bạn có thể đốt cháy glucose (đường tự nhiên trong carbohydrate) hoặc chất béo để tạo năng lượng. Và các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc đốt cháy carbohydrate tạo ra nhiều carbon dioxide hơn là đốt cháy chất béo. Nói một cách khoa học, đốt cháy carbohydrate để tạo năng lượng gây mệt mỏi cho phổi hơn là đốt chất béo.
Đó là lý do tại sao một số bệnh nhân COPD quan tâm đến chế độ ăn Keto. Ketogenic là một chế độ ăn nhiều chất béo, rất ít carb nhằm "đánh lừa" cơ thể đốt cháy chất béo thay vì glucose.
Để làm được như vậy, chế độ ăn Keto hạn chế triệt để carbohydrate. Bữa ăn Keto thường có 70 đến 80% chất béo, khoảng 20% protein và 5% carbohydrate.
Keto là một chế độ ăn có vẻ lý tưởng đối lý tưởng với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên cần có ý kiến bác sĩ cho việc COPD có nên ăn Keto không? Bởi dù chế độ lành mạnh đến đâu cũng cần được sự đồng ý của các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu thực hiện.
2. Nghiên cứu cho thấy gì về COPD và chế độ ăn Keto
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghiên cứu xem liệu chế độ ăn ít chất béo, ít carbohydrate có mang lại lợi ích gì cho COPD hay không.
Một nghiên cứu ban đầu vào năm 1985 đã so sánh tác động của chế độ ăn ít, vừa phải hoặc nhiều carbohydrate đối với chức năng phổi của những người bị COPD. Vào ngày thứ 15 của nghiên cứu, chức năng phổi của những người ăn kiêng ít carbohydrate đã cải thiện 22%.
Gần đây hơn, một nghiên cứu năm 2003 đã so sánh những bệnh nhân COPD ăn một chế độ ăn nhiều carbohydrate trong ba tuần với những bệnh nhân COPD uống thực phẩm bổ sung ít chất béo, ít carbohydrate mỗi buổi tối như một phần trong chế độ ăn của họ.
Kết quả cho thấy, nhóm những bệnh nhân uống thực phẩm bổ sung có chức năng phổi tốt hơn sau ba tuần.
Nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng chế độ ăn Keto có thể làm giảm một số chứng viêm, chẳng hạn như viêm phổi – một tình trạng liên quan mật thiết đến bệnh COPD. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy chế độ ăn Keto giúp cải thiện hô hấp.
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về chế độ ăn Keto như một phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Rebecca Toutant, một chuyên gia dinh dưỡng tại Cambridge Health Alliance (Cambridge St, Cambridge, MA 02139, Hoa Kỳ) cho biết: "Những người bị COPD có thể nhận được nhiều lợi ích từ chế độ ăn giảm carb nhưng nó chưa được nghiên cứu kĩ và bằng chứng về điều đó cũng chưa đủ".
Cần có nhiều nghiên cứu bổ sung để xác định bệnh nhân COPD có nên ăn Keto không. Và chế độ ăn Keto này có an toàn với bệnh nhân COPD nếu ăn trong thời gian dài hay không?
3. Thói quen ăn uống lành mạnh với COPD
Hầu hết những người bị COPD nên tập trung vào việc ăn những thực phẩm lành mạnh và đảm bảo duy trì về cân nặng. COPD tiêu hao khá nhiều năng lượng của cơ thể người bệnh có thể khiến họ hạn chế trong vận động và các sinh hoạt thường ngày; thậm chí là với việc ăn uống.
Ngoài ra, tình trạng khó thở ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có thể làm giảm sự thèm ăn; hầu hết người mắc COPD cảm thấy ăn không ngon và không muốn ăn.
Đó là lý do tại sao mục tiêu đầu tiên đối với bệnh nhân COPD chỉ đơn giản là ăn đủ. Ngoài ra bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị cũng như chuyên gia dinh dưỡng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc COPD có nên ăn Keto không; bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng bệnh và kiểm soát chế độ ăn Keto nếu nó hợp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước