Bệnh thủy đậu lây qua con đường nào?
Rau mùi: "Thần dược" chữa bệnh thủy đậu mà ai ai cũng cần "giắt lưng" / Bệnh thủy đậu càng trầm trọng nếu mắc phải những sai lầm này khi điều trị
Bệnh thủy đậu là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.
Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân thời tiết ẩm nồm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.
Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Thủy đậu lây qua con đường nào?
Giống như nhiều bệnh do virus khác, thủy đậu cũng rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành qua 3 con đường sau:
- Đường hô hấp (dịch tiết mũi họng của người bệnh): Virus thủy đậu có trong nước bọt, giọt tiết hô hấp của người mắc bệnh. Người lành có thể hít phải không khí chứa virus khi người bệnh ho, nói chuyện hoặc hắt hơi.
- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: Đây là con đường lây truyền bệnh thủy đậu nhanh nhất, khi người lành tiếp xúc trực tiếp với mụn nước hoặc vùng da nhiễm virus của người bệnh. Trẻ nhỏ rất dễ lây bệnh khi chơi đùa cùng anh chị em trong nhà hoặc bạn bè. Cha mẹ cũng có thể lây thủy đậu từ con trong quá trình chăm sóc.
- Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp: Virus gây bệnh thủy đậu có thể tồn tại ngoài tự nhiên trong thời gian khá lâu, dễ lây truyền qua các vật dụng như: Khăn mặt, chăn màn, gối, giường chiếu, đồ chơi của trẻ nhỏ. Người lành vô tình chạm tay hay sử dụng chung những vật dụng trên cũng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Mùa Hè năm nay, dù nhiều cơ sở trông trẻ, trường học đã đóng cửa, các bé vẫn có nguy cơ lây thủy đậu khi chơi cùng anh chị em, bạn bè trong các khu dân cư, thôn xóm. Do đó, phụ huynh cần sớm cho trẻ tiêm vaccine phòng thủy đậu, đồng thời thường xuyên nhắc bé rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Việt Nam sở hữu một loài rau dược liệu quý giá, không chỉ là món ăn cho lợn mà còn chứa "vàng" trong chính những chiếc rễ của nó, cứ đào bán là đếm tiền mỏi tay
Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên
Keo 502 dính vào ngón tay khó gỡ, dạy bạn mẹo đơn giản khiến lớp keo cứng đầu bong ngay
Từ món ăn cho lợn trở thành đặc sản cao cấp: Cá tép dầu - "vàng mười" của lòng hồ Sơn La
Đổ một nắm muối vào bồn cầu, chờ 2 tiếng – điều kỳ diệu sẽ xảy ra!
Đắp khăn lên quạt điện và những mẹo làm mát cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong ngày hè nóng bức