Bị đau đầu hoa mắt chóng mặt, cứ lấy nắm lá ngải cứu rang lên thêm vài hạt muối: Dứt điểm cơn đau
Nguy hiểm "chết người" từ rau ngải cứu ai cũng phải biết kẻo hối hận cả đời / Làm trứng chiên ngải cứu đừng cho lá vào trực tiếp, thêm bước này món ăn ngon lại ít đắng
Trong dân gian, ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp.
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khỏe sau sinh... Trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu, chủ yếu là cineol, athuyon – có dược tính kháng khuẩn cực tốt. Không chỉ thế, lá ngải cứu còn có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, hoặc chế biến thành những bài thuốc đẩy lùi cơn đau đầu hữu hiệu.
Bài thuốc 1. Chữa đau đầu bằng lá ngải cứu và khuynh diệp
– Nguyên liệu:
100g lá ngải cứu, 100g lá tía tô, 100g lá tần dầy, 50g lá sả.
– Thực hiện:
Đem lá ngải cứu và khuynh diệp rửa sạch rồi cho vào nồi. Sau đó đổ vào 1 lít nước lọc, đun cho tới khi nước cạn còn bằng một nửa là được. Cuối cùng bạn chỉ cần chắt lấy nước cốt và uống. Duy trì uống trong vòng từ 3 đến 5 ngày để cơn đau đầu thuyên giảm.
Ảnh minh họa.
Bài thuốc 2. Chữa đau đầu, cảm cúm, ho bằng cách xông hơi
Đây là cách chữa bệnh truyền thống của người Việt Nam, còn được gọi cách khác là hơ ngải cứu chữa đau đầu. Lá ngải cứu có thể kết hợp với các loại thảo mộc có sẵn trong vườn nhà đun nóng lên và xông hơi sẽ trị dứt cơn đau đầu nhanh chóng.
– Nguyên liệu:
Lá ngải cứu, lá khuynh diệp, lá bưởi, lá sả…
– Thực hiện:
3 phần ngải cứu, các nguyên liệu còn lại mỗi thứ 1 phần, bỏ tất cả thành phần thảo dược trên vào 1 cái nồi lớn, sau đó đổ 1 lít nước vào rồi đun sôi trong khoảng 20 phút là được. Khi đã đun xong, bê nồi xuống và mở vung ra, bệnh nhân lấy một cái mền hoặc khăn to trùm kín người và xông hơi trong tầm từ 15-20 phút.
Lưu ý khi xông nên giữ mền trùm kín người tránh hơi nước lá bay ra ngoài. Ngay trong lần xông hơi đầu tiên, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, nếu làm khoảng 2-3 lần thì bệnh khỏi. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm vào các loại lá thuốc thông thường như cúc tần, tía tô, lá sả, nhánh gừng, lá ổi, lá lốt, lá tre… tùy thích để tạo mùi thơm.
Bài thuốc 3. Trứng rán ngải cứu – bài thuốc dân gian chữa đau đầu hiệu quả
Như chúng ta đã biết, trứng rán ngải cứu là một món ăn ngon khá phổ biến và được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, trứng rán ngải cứu còn được biết đến với công dụng chữa chứng đau đầu vô cùng hiệu quả. Cách chế biến cũng cực kì đơn giản.
– Cách thực hiện:
Lấy một lít lá ngải cứu non khoảng 1-2 lượng, sau đó rửa sạch để ráo rồi thái nhỏ hoặc giã nát tùy thích
Đập 2 quả trứng gà vào 1 cái bát, cho phần ngải cứu vừa rồi vào tiếp và đánh tan đều hỗn hơp, bạn có thể thêm gia vị rồi đem rán với dầu ăn. Dùng lá chuối đã rửa sạch đặt vào chảo, sau đó cho trứng ngải cứu vừa rán vào (làm tương tự như rán chỉ khác là không dùng mỡ). Nên ăn ngay khi còn nóng là tốt nhất vì còn giữ được hương vị.
Mỗi ngày nên làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Kiên trì dùng liên tục trong 1 tuần-10 ngày, hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày sẽ có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu não. Đây là bài thuốc chữa bệnh đau đầu bằng ngải cứu cực dễ làm và mang lại hiệu quả tốt.
Bài thuốc 4. Lá ngải cứu và mật ong trị đau đầu hoa mắt
Cách làm: Lấy một ít lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nát để lấy nước cốt, bỏ vào 1 cái bát hoặc chén. Sau đó cho thêm một lượng mật ong vừa phải vào nước cốt và uống. Nên duy trì uống đều đặn mỗi ngày và liên tục trong vòng 2 tuần sẽ giúp bạn nhanh chóng xua tan đi những cơn đau đầu khó chịu.
Bài thuốc 5. Lá ngải cứu, trứng gà và đậu đen trị bệnh đau đầu, chóng mặt
Cách thực hiện: Đem một ít đậu đen ngâm trong nước khoảng vài tiếng cho mềm, sau đó rửa sạch và đem nấu với nước lọc. Tiếp tục cho trứng gà và lá ngải cứu vào nấu chung, cứ đun lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu chín nhừ. Ăn liên tục món này trong 10 ngày cực kì có lợi cho sức khỏe.
Bài thuốc 6. Chữa đau đầu bằng lá ngải cứu và muối
– Nguyên liệu: một nắm lá ngải cứu, 1 ít muối, 1 cái khăn mỏng
– Cách thực hiện:
Ngải cứu rửa sạch, giã nát, sau đó đem rang chung với muối cho nóng. Bọc hỗn hợp này trong một cái khăn mỏng rồi đắp lên trán vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chườm ngải cứu chữa đau đầu là phương pháp dân gian xưa vẫn hay làm và mang lại hiệu quả cao. Việc đắp ngải cứu chữa đau đầu đến bây giờ vẫn được rất nhiều người áp dụng bởi tính năng của nó, rất lành mà không sợ bị tác dụng phụ.
Lưu ý: Để có kết quả tốt nhất, ngoài việc sử dụng các bài thuốc từ ngải cứu, bạn nên đi khám tìm nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị phù hợp.
Một số công dụng khác từ ngải cứu
- Chữa kinh nguyệt không đều: 8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
- Trị chứng đau bụng do lạnh: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
- Chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ 3 - 5 tháng.
- An thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.
- Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh: Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ. Nên ăn nóng. Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức