Đời sống

Bí quyết chung sống khỏe mạnh với căn bệnh tiểu đường

Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường, dù ở mức độ nặng hay nhẹ, đều phải tuân thủ việc sử dụng thuốc cũng như các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và dài hạn.

Cô gái xinh như hoa có 10 năm làm nghề bốc vác / Phụ nữ làm được 4 điều này, đàn ông sẽ yêu bạn suốt đời

1. Lên kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường

Các chuyên gia cho biết phương pháp tiếp cận toàn diện là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Theo Tiến sĩ Margaret Powers - Hiệp hội Tiểu đường Mỹ: “99% của việc chăm sócbệnh tiểu đường là tự kiểm soát bệnh. Đó là bệnh nhân phải dùng thuốc đúng cách, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý".
Bi quyet chung song khoe manh voi can benh tieu duong
Trong thời gian điều trị, bạn cần xem xét lên kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường theo 4 giai đoạn:
- Khi bạn được chẩn đoán lần đầu
- Định kỳ hàng năm
- Khi có vấn đề bất thường về sức khoẻ khác hoặc khi thay đổi chế độ dùng thuốc
- Trong thời gian chuyển tiếp, ví dụ như khi người bệnh chuyển từ điều trị tại bệnh viện về điều trị tại nhà.
Bên cạnh việc dùng thuốc, có hai điều quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần chú ý là dinh dưỡng và tập thể dục.
2. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị và tầm soát bệnh tiểu đường. Thuốc hạ đường huyết và chế độ ăn uống cần phải được điều chỉnh hài hòa. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng có thể làm chậm sự cần thiết phải uống thêm thuốc.
3. Tập thể dục thường xuyên

Bi quyet chung song khoe manh voi can benh tieu duong-Hinh-2
Tập thể dục là chìa khóa trong quản lý và điều trị tiểu đường.

Hai lợi ích lớn mà người bệnh tiểu đường nhận được khi tập thể dục đều đặn là: tăng tính nhạy cảm với insulin và làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với người bệnh tiểu đường, nhất là người mắc lâu năm.
4. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Mặc dù thuốc men, chế độ ăn kiêng và tập thể dục là cơ sở cho kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường phù hợp, bạn cũng có nhiều cách khác để giữ cho bản thân khỏe mạnh bằng cách phòng tránh biến chứng tiểu đường.
Chăm sóc da

Có đến 1/3 số người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị nhiễm trùng, ngứa hoặc khô da, dày sừng. Giữ làn da của bạn sạch sẽ và khô ráo, tránh tắm nước nóng, tránh gây tổn thương da. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy những thay đổi bất thường trên da.
Chăm sóc mắt

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác như bệnh võng mạc, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Người bệnh nên đeo kính râm khi đi ngoài trời và thường xuyên khám mắt để bảo vệ thị lực.
Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng

Đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương dây thần kinh ở chân và gây ra các vết loét. Nếu không phát hiện và có hướng xử trí sớm, vết loét lan rộng có thể phải đoạn chi. Do đó, bạn nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày và gặp bác sĩ khi thấy có bất thường.
Điều chỉnh cảm xúc ở người bệnh tiểu đường

Lo lắng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy, hãy tìm cách để thư giãn nhiều hơn, nghỉ ngơi nhiều, làm những việc bạn thích và tập thể dục cũng là một cách tuyệt vời giúp giải tỏa căng thẳng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, nếu kiểm soát tốt bạn vẫn có thể chung sống khỏe mạnh với căn bệnh này.

Theo kienthuc.net.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm