Bí quyết để kiểm soát lượng muối ăn nạp vào cơ thể
Những loại trà cực tốt cho sức khỏe / 5 chất bổ sung giúp giảm tình trạng sương mù não
Giảm muối giúp phòng tránh bệnh
Ăn quá nhiều muối có thể gây bệnh cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu chứng minh việc ăn mặn ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, nhưng nếu ăn quá nhạt cũng không tốt cho sức khỏe. Ăn quá ít muối, cơ thể bị mệt mỏi, chán ăn... dẫn tới suy giảm các chức năng của cơ quan trong cơ thể và suy giảm sức khỏe. Chính vì vậy, Tổ chức y tế Thế giới đã khuyến cáo nên ăn chế độ ăn giảm muối phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm.
Chế độ ăn ít muối là khi lượng thức ăn, nước uống trong 24 giờ đưa vào cơ thể có tổng lượng natri dưới 2000mg (tương đương khoảng 1 thìa cà phê - 5g muối). Một thìa 5g muối có chứa khoảng 2000 mg natri, tương đương với lượng muối nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1.5g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối.
Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể được ước tính chỉ vào khoảng 200 – 500 mg/ngày (tương đương 0,5 – 1,25 g muối).
Đối với người tăng huyết áp: Chế độ ăn liên quan đến giảm natri trong điều trị tăng huyết áp là chế độ ăn nhạt, nhiều rau xanh và hoa quả. Chế độ ăn này giàu kali, giàu vitamin, chất xơ, thấp natri và chất béo. Chế độ ăn “Không thêm muối” đòi hỏi bệnh nhân không được bổ sung muối trong khi chế biến thực phẩm và không ăn muối tại bàn ăn, ngoài ra việc tiêu thụ những thực phẩm nhiều muối cũng nên hạn chế. Bỏ thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều muối như: Cà muối, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn đóng hộp…
Đối với người bệnh thận – suy thận: Cần ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm. Ăn hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật; đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…). Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 300 đến 500ml (tùy theo mùa) + lượng nước tiểu hàng ngày + lượng dịch mất bất thường, hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...).
Bệnh nhân suy tim: Lưu ý, 1g muối ăn (NaCl) chứa 400mg natri. Như vậy 1 thìa cà phê muối có đến 2g natri. Trong khi đó, nhu cầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể chỉ khoảng 400mg natri (tức 1g muối/ngày), lượng natri này đã có trong bữa ăn đủ thịt, cá, rau, quả. Nên nhớ mỳ chính, bột canh chứa nhiều natri dưới dạng natri glutamat nên không dùng để chế biến thức ăn cho bệnh nhân suy tim.
Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: 200-300mg natri/ngày/người, lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm bữa ăn. Do đó, khi chế biến thực phẩm và khi ăn hoàn toàn không dùng muối, mỳ chính, bột canh, nước mắm; chọn thực phẩm ít natri như gạo trắng, khoai củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng ăn cả lòng trắng; không ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn nướng, rán, xào, muối, ướp, bánh mỳ vì chứa nhiều muối.
Chế độ ăn nhạt: 400-700mg natri/ngày/người khoảng từ 1-2g muối. Khi chế biến chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm một ngày. Ngoài ra, natri có trong thực phẩm khoảng 1g trong ngũ cốc, rau quả của khẩu phần; Chọn thức ăn ít natri, bỏ các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, sữa nguyên kem vì nhiều muối.
Chế độ ăn nhạt vừa: 800-1.200mg natri/ ngày/người tương đương khoảng 2-3g muối ăn/ngày. Cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày. Ngoài ra có khoảng gần 1g trong rau quả, thức ăn của khẩu phần; Không dùng thức ăn giàu muối như bánh mỳ, sữa nguyên kem, pho mai, đồ hộp, thức ăn nướng, ướp sẵn.
Ba chế độ ăn nhạt dùng cho bệnh nhân suy tim tùy theo triệu trứng lâm sàng của bệnh mà áp dụng và dựa theo đáp ứng của từng người bệnh để thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác.
Cách để kiểm soát lượng muối ăn
Hãy tự nấu ăn!
Trên thực tế, lượng muối dư thừa không nằm trong lượng muối mà bạn bổ sung vào các món ăn hàng ngày. Trong 80% trường hợp, muối mà chúng ta tiêu thụ là đến từ những bữa ăn sẵn mà chúng ta hay mua như Pizza, thịt nguội và thậm chí một số loại nước có ga. Bên cạnh đó, muối còn kích thích cảm giác thèm ăn và điều này thể hiện rõ khi bạn ăn khoai tây chiên hay đậu phộng.
Tập thói quen nêm nếm món ăn
Việc sử dụng lọ rắc muối thường được thực hiện một cách cơ học, thậm chí là không cần nếm trước món ăn xem đã vừa miệng hay chưa. Ví dụ như món mì ống Spaghetti, nếu sử dụng các loại nước sốt công nghiệp, thì bạn hãy nhớ rằng bản thân chúng đã mặn, Do đó, bạn không cần thêm muối thô vào nước dùng hay vào thịt băm.
Dành thời gian để đọc hướng dẫn trên bao bì
Thường thì hàm lượng muối được biểu thị bằng “Natri trên 100g”. Để biết giá trị muối thực, hãy nhân con số này với 2,5. Tuy nhiên, đa phần mọi người lại thường bỏ qua bước này và vô tình chính bạn đã làm tăng lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!