Đời sống

Bí quyết giúp tránh lãng phí dầu ăn khi nấu nướng

Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm dầu ăn hiệu quả, tránh lãng phí trong quá trình đun nấu.

Mẹo nấu nước phở thơm ngon, đậm đà không phải ai cũng biết / Muốn nồi chiên không dầu dùng được lâu dài, nhất định không được bỏ qua những mẹo này

Tìm hiểu thông tin về loại dầu ăn định mua

Không phải mọi nhãn hiệu đều giống nhau. Do vậy, cần nắm rõ thông tin về loại dầu đang định mua. Có thể tham khảo ý kiến của người đã từng dùng, người bán hàng để có được lựa chọn đúng đắn nhất mà không phải lãng phí tiền cho những loại dầu có thể không cần đến.

Hiểu rõ chất lượng, giá trị của từng loại dầu ăn

Để chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu, bạn cần hiểu rõ được giá trị và chất lượng của sản phẩm.Đừng băn khoăn về giá tiền cao hay thấp. Các nhà sản xuất luôn tìm cách “đánh bóng” nhãn hàng của mình. Đó chính là lý do vì sao một số mặt hàng có giá khá cao trong khi chất lượng lại bình thường như những sản phẩm cùng loại. Ví dụ như dầu ô-liu đắt là vì chi phí nguyên liệu và nhân công để sản xuất ra nó cao hơn so với các loại dầu đậu nành, dầu ngô hay dầu mè…

bi-quyet-giup-tranh-lang-phi-dau-an-khi-nau-nuong-giadinhvietnam.com 1

Bật mí mẹo giúp tiết kiệm dầu ăn, tránh lãng phí trong khi nấu nướng (Ảnh minh họa)

Lựa chọn dầu ăn theo nhu cầu sử dụng

Một chai dầu nành, dầu mè hoặc dầu ô-liu có mức giá vừa phải vẫn đủ “khả năng” giúp bạn chế biến, nấu nướng các món ăn, từ chiên, xào, kho cho đến các món nước sốt… Điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải sử dụng những loại dầu ăn đắt tiền mà món ăn vẫn thơm ngon như bình thường. Tuy nhiên, đối với những món ăn đòi hỏi mùi vị đặc trưng riêng thì bạn cần phải chọn loại dầu thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Chính vì vậy bạn nên chọn một loại dầu đắt tiền dành riêng cho những món ăn đặc biệt và một chai dầu ăn bình thường để dùng cho các món còn lại.

Hãy tiết kiệm

Một số loại dầu như dầu ngô, dầu đậu nành có thể dùng trong vòng hơn một năm kể từ khi mở nắp. Do đó, nếu mua những loại dầu này với số lượng lớn hoặc chọn những chai có dung tích lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua từng chai nhỏ. Ngược lại, những loại dầu khó bảo quản như ô-liu, dầu lạc hay vừng thì chỉ nên mua từng ít một để có thể sử dụng hết, vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo chất lượng.

Bảo quản dầu đúng cách

Ánh sáng, nước, sức nóng và không khí chính là những “kẻ thù” của dầu ăn, vì vậy, nên để dầu ăn ở những nơi mát và tối (như trong tủ hoặc kệ bếp).

 

Mỗi loại dầu ăn lại có một cách bảo quản khác nhau: dầu ô-liu thường dễ bị ô-xy hóa, khiến cho chúng nhanh bị ôi nên hạn sử dụng sẽ ngắn hơn so với các loại dầu thực vật khác. Dầu ô-liu lại bị đông đặc nếu để lạnh. Vì vậy, cách bảo quản tốt nhất chính là để chúng ở nhiệt độ bình thường. Sau khi mở nắp, chỉ có thể dùng được trong vòng sáu tháng.

Đối với dầu lạc và dầu vừng, bạn cần bảo quản lạnh trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, trước khi dùng, phải mang ra khỏi tủ lạnh và đợi cho đến khi dầu tan chảy.

Chọn đúng dụng cụ bảo quản

Các loại chai được làm từ thủy tinh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của dầu vì chúng hấp thu các tia tử ngoại. Việc tiếp xúc ánh nắng sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng cho những loại dầu chưa tinh chế như dầu ô-liu. Do vậy, nên cho những loại dầu này vào các loại chai, lọ làm bằng kim loại hoặc thủy tinh đậm màu. Khi chọn mua dầu nên lựa chọn các loại chai làm từ những chất liệu này vì chất lượng của chúng sẽ được đảm bảo tốt hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm