Bí quyết luộc bánh chưng xanh và ngon
Chợ quê ngày Tết - cả bầu trời kỷ niệm tuổi thơ ùa về / Bài cúng tất niên chiều 30 Tết theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'
Muốn có được một chiếc bánh chưng ngon dẻo, có màu xanh đẹp mắt thì bạn phải chuẩn bị từ khâu lá dong cho đến các nguyên liệu và một chút "kỹ xảo" đơn giản.
Chọn lá dong
Chiêu đầu tiên giúp bạn luộc bánh chưng xanh là cách chọn lá dong. Lá dong có 2 loại lá dong nếp và lá dong tẻ. Về hình dạng lá nếp thường hơi phình ra ở phần cuống, cuống nhỏ, hai mặt trái phải có màu xanh đậm nhạt khác nhau. Trong khi đó loại lá tẻ chỉ có một màu xanh ngắt, lá dẹt, dài, cuống to, lá nổi gân đậm, giòn dễ rách. Khi chọn mua lá dong phải chọn lá nếp.
Nên chọn lá dong nếp không to quá cũng không nhỏ quá, không già quá mà cũng đừng non quá. Nhìn lá phải bóng, xanh đậm. Trước khi gói bánh phải rửa sạch lá dong, phơi chỗ thoáng gió, không nên phơi quá khô chỉ cần ráo nước là được. Lúc gói thì dùng khăn mềm để lau khô.
Ngâm gạo với lá riềng
Ở một vài làng quê nước ta hiện nay, để gạo bánh chưng xanh hơn thì người dân vẫn nhuộm gạo nếp với lá giềng. Lá riềng giã nhỏ lấy nước trộn với gạo nếp trước khi gói bánh. Tương truyền cách làm này sẽ khiến mùi gạo nếp thơm hơn, bánh cũng sẽ xanh từ trong ra ngoài và để cả nửa tháng không sợ chua.
Gói bánh
Có một vài lý do sau gia đình bạn không nên gói bánh bằng khuôn, đó là vì gói bánh bằng khuôn thì lá sẽ bị cắt triệt để, lớp lá dọc ngoài mỏng, 4 góc bánh bị cắt lá ghép vào nhau nên bánh dễ bị bục khi chèn ép. Những góc này cũng là nơi dễ bị mốc nhất.
Gói bánh chưng phải gói bằng mặt trái của lá (mặt sống lưng) chứ không nên gói mặt trong. Một số người vẫn bị mắc lỗi này. Lúc gói bánh cần gói chặt tay, sao cho khi bạn vỗ bánh xuống đất sẽ làm bánh càng vuông vức hơn.
Lưu ý khi luộc bánh
Dùng nồi tole để luộc bánh. Nồi tole cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh.
Khi nấu bánh, dùng lá thừa chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn. Khi nấu được nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi. Còn bánh tét (một số nơi còn gọi là bánh tày) thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 28/1, 3 con giáp sau đây sẽ mở ra thời kì đỉnh cao của cuộc đời, may mắn ập đến bất ngờ
5 khu rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam: Có diện tích 720km2 và nằm trong diện bảo tồn thuộc 3 tỉnh
Cuối tháng 1, những sự kiện vui vẻ sẽ đến với 4 con giáp sau, tình duyên thắm nồng, sự nghiệp ‘lên hương’