Đời sống

Bị trĩ khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?

Trong quá trình mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ. Đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp do một vết ong đốt / Lợi ích sức khỏe của nước dừa pha mật ong

1

Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến hơn sau khi sinh em bé. Dưới đây là chia sẻ từ các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2 về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai:

Nguyên nhân phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ

Mang thai dễ khiến cho bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân, đôi khi ngay cả trong âm hộ bởi:

- Tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.

- Táo bón - một trong những bệnh phổ biến khi mang thai đồng thời cũng là thủ phạm gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm phần trầm trọng.

- Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai sẽ khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sung lên. Trong đó, yếu tố progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.

Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bị bệnh trĩ khi mang thai nên việc sinh đẻ thường tùy thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Với những mẹ bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên, việc đẻ thường ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ sau khi sinh.

Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ta ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu hay ngứa hậu môn cùng với thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên tiến hành đẻ mổ.

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ khi mang thai

Trong thời gian đầu mang thai, khi chưa bị trĩ thì tốt nhất nên tìm các biện pháp phòng ngừa. Có những cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai cho một hiệu quả rất khác nhau:

- Chế độ ăn giàu chất xơ.

Bệnh trĩ chủ yếu là do táo bón. Do đó, mẹ hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ trong chế độ ăn của mình. Các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm tăng nhu động ruột. Có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh trĩ phát triển hoặc giảm đau đớn cho những trường hợp mẹ đã bị bệnh trĩ.

- Thay đổi tư thế ngồi, đứng thường xuyên.

Lời khuyên dành cho những mẹ bầu bị trĩ là không nên giữ nguyên một tư thế ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Mẹ hãy thay đổi tư thế thường xuyên. Nếu mẹ bầu vẫn còn làm việc thì có nguy cơ phải ngồi nhiều giờ ở văn phòng. Mẹ nên đứng dậy đi lại, uống nhiều nước để cải thiện tình trạng.

- Điều trị tại chỗ.

Trong trường hợp bị trĩ nặng, mẹ bầu có thể sử dụng những túi nước đá chườm vào khu vực này để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, trước khi thực hiện mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Ngồi lên gối.

Nếu ngồi lên một bề mặt cứng thì đó chẳng khác gì địa ngục, vì thế, các mẹ có thể sử dụng gối hoặc đệm để ngồi lên.

- Không rặn mạnh khi đi vệ sinh.

Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng thì đừng rặn quá mạnh khi đi đại tiện. Hãy dừng lại và thử lần nữa. Việc rặn quá mạnh một lần có thể gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và điều này khiến tình trạng bệnh của mẹ thêm phức tạp.

- Tập Kegel.

Các bài tập Kegel nổi tiếng được biết không chỉ giúp giảm căng thẳng, giúp dễ sinh mà còn hiệu quả trong việc giảm sự hình thành búi trĩ nhờ tăng lưu thông máu ở vùng chậu.

- Tư thế ngủ.

Nếu mẹ bầu bị trĩ thì cố gắng không nằm ngửa khi ngủ. Ngủ nghiêng sẽ tạo ít áp lực đến trực tràng. Đây cũng là tư thế ngủ dành cho mẹ bầu. Tư thế lý tưởng nhất là nằm nghiêng trái khi ngủ.

- Vệ sinh sạch sẽ.

Việc này rất quan trọng, mẹ hãy cố gắng giữ cho khu vực bị viêm nhiễm được sạch sẽ, sử dụng thuốc bôi theo chỉ định để giảm đau.

- Tắm nước ấm trong bồn.

Đây là một liệu pháp tuyệt vời để giúp mẹ bầu bị trĩ cảm thấy thoải mái hơn.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm