Bình Phước: Lùng sục mua dê kiểu lớn, bé đều "cân tất"
Hà Giang: Nuôi loài lợn rừng sọc lửa, có con nào lái khênh đi con đó / Trai thủ đô đi du học về... nuôi chim bồ câu làm giàu
Nông dân phấn khởi
Bình Phước hiện có khoảng 17.000 ha hồ tiêu, trong đó hơn 2/3 được trồng bằng nọc sống, tạo điều kiện thuận lợi phát triển mô hình trồng tiêu kết hợp nuôi dê. Trước tình hình hồ tiêu liên tục rớt giá thì việc dê được giá đang trở thành “cứu cánh” giúp nông dân cải thiện thu nhập đáng kể.
Tình trạng thu mua dê ồ ạt với giá cao kéo theo tổng đàn dê của tỉnh đang giảm đáng kể. Trong ảnh: Tổ hợp tác nuôi dê xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập) đang giúp hội viên hỗ trợ vay vốn và tìm đầu ra ổn định trong chăn nuôi
Gia đình ông Vi Văn Thân đang trồng 2.000 nọc tiêu sống bằng cây keo, kết hợp nuôi 30-40 con dê. Để bổ sung thức ăn cho dê, ông tận dụng các khoảnh đất trống trồng thêm cỏ nên không phải sử dụng cám và phụ phẩm khác. Hằng năm, đàn dê còn cho lượng lớn phân hữu cơ phục vụ trồng cỏ và chăm sóc tiêu.
Niềm vui của ông Thân và nhiều hộ nuôi dê ở xã Lộc Hiệp càng được nhân lên vì từ đầu năm đến nay, giá dê hơi bán tại chuồng lên tới 130 ngàn đồng/kg. Đặc biệt, dê có trọng lượng dưới 15kg được thương lái mua với giá cao hơn 5-10 ngàn đồng/kg so với dê lớn.
Vừa xuất bán 4 con dê, mỗi con từ 20-25kg với giá 125-130 ngàn đồng/kg, tăng 25-30 ngàn đồng/kg so cuối năm ngoái nên ông Thân rất phấn khởi. Hiện đàn dê nhà ông còn 40 con, ngày nào cũng có thương lái đến hỏi 3-4 lần, nhưng ông không bán vì theo nhận định của bản thân, cứ đà này, giá dê sẽ còn tăng.
Ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hiệp cho biết: Nhờ tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ là lá cây tự nhiên, cành lá từ nọc tiêu sống và các phụ phẩm nông nghiệp nên nuôi dê ít tốn kém và không cần nhiều công chăm sóc. Trên địa bàn xã hiện có khoảng 70% dân số nuôi dê, bình quân mỗi hộ nuôi 15-20 con.
Chất lượng thịt dê của xã được đánh giá cao bởi sự thơm ngon, nhiều nạc và chắc thịt nên thương lái khắp nơi tìm về mua, nông dân tăng thu nhập bù vào giá điều, tiêu xuống thấp.
Năm 2015, ông chuyển sang nuôi dê vì thị trường đang rất ưa chuộng loại thực phẩm này. Đầu tư chuồng trại chăn nuôi bài bản, từ 5 cặp dê giống, đến nay ông đã phát triển đàn lên gần 100 con do nguồn thức ăn dễ kiếm, vốn đầu tư không cao, dê ít bị bệnh, khí hậu thích hợp, quay vòng vốn nhanh.
Dê thịt được thương lái đến tận chuồng mua với giá cao nên mỗi lứa xuất bán ông Hoàng thu về 50-60 triệu đồng. Ngoài bán dê thịt, ông còn có thêm nguồn thu từ bán dê giống. Từ đầu năm đến nay, nhu cầu mua dê giống của người dân tăng nên giá cũng tăng theo, hiện giá dê đực giống 200 ngàn đồng/kg, dê cái giống 150 ngàn đồng/kg.
Cẩn trọng tăng đàn
Ông Vi Văn Thạch ở ấp Hiệp Hoàn A, xã Lộc Hiệp cho biết: “Tôi nghe các thương lái kháo nhau thu mua dê bán cho các đầu nậu ở tỉnh Đồng Nai. Họ thu gom dê nhỏ từ 7-15kg/con và dê trong thời kỳ sinh sản đưa đến các trại tập trung để thúc cám tăng trọng cho nhanh lớn; còn dê đực già, ốm yếu, dê cái đẻ nhiều lứa thì bán cho thương lái Trung Quốc”.
Tình trạng thu mua dê ồ ạt với giá cao kéo theo tổng đàn dê của tỉnh đang giảm đáng kể, dẫn đến thiếu nguồn cung. Đây cũng là một trong những lý do khiến thương lái cạnh tranh đẩy giá dê tăng cao.
Dê tăng giá nên mỗi lần xuất bán, hộ ông Phan Văn Thanh Hoàng ở thôn 19/5, xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập) thu về 50-60 triệu đồng
Bà Nông Thị Lệ, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Tân Thành (Bù Đốp) cho biết: Ngoài các thương lái địa phương mua dê cung cấp cho thị trường Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh... còn nhiều thương lái từ các tỉnh phía Bắc vào Bình Phước thu gom dê với số lượng lớn.
Sức mua lớn khiến giá dê không ngừng tăng. Tình trạng thương lái gom hàng ồ ạt, gom hết các loại dê sẽ khiến đàn dê trong huyện giảm mạnh. Từ đó có thể dẫn đến việc người dân đổ xô vào đầu tư khiến giá dê giống tăng cao. Vì vậy, người chăn nuôi cần tỉnh táo trong đầu tư và cân nhắc thời điểm xuất bán dê cho phù hợp.
Hiện nay, rất nhiều hộ chăn nuôi chạy theo thị trường, khi thấy hút hàng thì đầu tư đến khi giá rớt lại bán đổ bán tháo, hậu quả là lỗ nặng.
Người chăn nuôi cần chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho dê trong mùa khô, nuôi dê đến khi đủ trọng lượng mới bán, như vậy không lo bị ép giá. Bên cạnh đó, nông dân cũng cần tỉnh táo vì cơn sốt giá này chỉ có tính nhất thời, phải thận trọng khi tăng đàn để không rơi vào “bẫy” cung vượt cầu của các thương lái mà hậu quả vẫn là người chăn nuôi phải gánh chịu. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần