Bộ phận của con lợn là kho báu giúp bổ máu nhưng có 5 nhóm người không nên ăn
Các bộ phận cực độc của rau củ, ăn một miếng không khéo ngộ độc / Những bộ phận của gà bạn tuyệt đối không nên ăn
Tiết lợn còn được gọi là “thịt lỏng” của lợn, giá thành rẻ, dinh dưỡng phong phú, giàu chất sắt. Nó thích hợp cho cả trẻ em, người già và phụ nữ nhưng thực tế không phải ai cũng thích ăn và cảm thấy khá ghê.
Tuy bề ngoài có phần khó ăn nhưng tiết lợn lại mang đến nhiều tác dụng, đặc biệt tốt cho những người thiếu máu. Tiết lợn giàu chất sắt, tồn tại ở dạng sắt heme, được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng rất cao. Sắt có liên quan đến quá trình tạo máu, ăn tiết lợn đúng cách có thể phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài ra, tiết lợn còn chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm, đồng giúp tăng cường miễn dịch, chống lão hóa. Người cao tuổi có thể trì hoãn lão hóa bằng cách ăn tiết lợn đúng cách.
Tiết lợn cũng chứa nhiều lecithin, có thể chống lại tác hại của cholesterol tỉ trọng thấp một cách hiệu quả, có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.
Tiết lợn tuy không có tác dụng thanh phổi giải độc nhưng cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định, chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, đồng, lecithin. Nhưng khi ăn phải chú ý lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lúc.
Ngoài ra, không phải ai cũng thích hợp để ăn tiết lợn, nhất là những nhóm người này thì nên tránh.
Bệnh nhân có cholesterol cao và huyết áp cao
Dù hàm lượng cholesterol trong tiết lợn thấp hơn so với nội tạng động vật khác nhưng vẫn có 80mg cholesterol trên 100g huyết lợn. Món tiết lợn sử dụng khoảng 500g tiết, tổng lượng cholesterol có thể lên tới 400mg, vượt xa lượng cholesterol khuyến cáo là 200mg/ngày. Với bệnh nhân mỡ máu cao và huyết áp cao dễ làm bệnh nặng thêm.
Bệnh nhân xơ gan
Hàm lượng protein trong tiết lợn tương đối cao, cứ 100g tiết lợn có khoảng 4,3g protein, bệnh nhân xơ gan nếu ăn tiết canh lợn sẽ có xu hướng nạp quá nhiều đạm, làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên
Tiết lợn có chức năng bổ máu, bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên sau khi ăn tiết lợn có thể ảnh hưởng đến việc phán đoán số lượng và tính chất chảy máu, dẫn đến chẩn đoán sai bệnh.
Những người đang dùng warfarin
Đây là một loại thuốc chống đông máu thường được sử dụng để điều trị các bệnh thuyên tắc huyết khối như bệnh tim và huyết khối tĩnh mạch sâu, đồng thời cũng là một chất đối kháng vitamin K.
Vitamin K trong tiết lợn làm yếu tác dụng chống đông máu của warfarin, trường hợp nặng sẽ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, gây đau thắt ngực thậm chí nhồi máu cơ tim. Vì vậy những người đang dùng warfarin nên tránh ăn tiết lợn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện