Bôi kem chống nắng được bao nhiêu tiếng?
Nên dừng tập luyện ngay nếu cơ thể có 4 dấu hiệu này kẻo tổn hại sức khỏe / Tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh có nên ăn không?
Từ trước giờ các cô nàng thường có thói quen chống nắng bằng cách che khẩu trang, găng tay, áo tránh nắng… thật kỹ trước khi ra đường nhằm bảo vệ da không bị đen sạm. Như vậy là đúng nhưng chưa đủ vì các tia UVA, UVB vẫn có thể xuyên qua lớp khẩu trang, găng tay, áo tránh nắng… gây ra những bệnh về da, đặc biệt là yếu tố thẩm mỹ. Nghiên cứu khoa học cho thấy kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da lên đến 90%.
Cách tính thời gian chống nắng an toàn cho da
Ảnh minh họa. |
Chỉ số SPF trê vỏ kem biểu thị cho mức độ chống nắng. Mỗi đơn vị SPF có khả năng bảo vệ da từ 10 đến 15 phút. Công thức này dành cho trường hợp ít tiếp xúc nắng hoặc có lớp bảo vệ khác.
Ví dụ: Bạn mua kem chống nắng có chỉ số SPF 30. Bạn sẽ lấy 30 x 10 (hoặc 15 phút) = 300 (hoặc 450 phút), tường đương 5 giờ hoặc tối đa là 7,5 giờ.
Ngoài ra, một phương pháp khác được áp dụng cho những cô nàng thường xuyên tiếp xúc với nắng. Công thức tính thời gian chống nắng cho da dựa trên chỉ số chống nắng và thời gian làn da bị kích ứng dưới nắng. Tùy thuộc vào mỗi làn da mà công thức này cho ra kết quả khác nhau.
Ví dụ: Khi ra ngoài nắng, khoảng bao lâu thì da bạn bắt đầu rát, ửng đỏ thì đó là thời gian da bị kích ứng dưới nắng. Thời gian trung bình là khoảng 5 phút, da sẽ có biểu hiện ngứa, rát, Vậy bạn có thời gian chống nắng cho da với dòng kem SPF 30 là: 30 x 5 = 150 phút, khoảng hơn 2 giờ đồng hồ.
Dù công thức là vậy, nhưng khả năng chống nắng thực sự bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Cường độ nắng nơi bạn ở, mức độ tiết dầu, mồ hôi của da, chất lượng kem sử dụng, kem chống UVA hay UVB, là kem vật lý hay hóa học… và nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng khả năng chống nắng. Do vậy, cách tốt nhất để xác định là dựa vào cảm nhận của làn da. Nếu làn da bắt đầu “phản ứng” bằng cách đồ mồ hôi chứng tỏ nơi đó nắng gắt, rát nhẹ, lớp nền mỏng dần, da nhẹ như không trang điểm… là những dấu hiệu “nhắc nhở” bạn cần dặm lại kem chống nắng. Vậy để xác định kem chống nắng giữ được bao lâu, cách hữu hiệu nhất là dựa vào “tiếng nói” của làn da.
Những điều cần tránh khi dùng kem chống nắng
– Cần tránh nước khi dùng kem chống nắng: Bởi nước sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ da của kem chống nắng rất nhiều đấy. Do đó, khi dùng kem chống nắng bạn không nên tắm, hoặc nếu tắm thì cần lau khô người và thoa kem chống nắng ngay sau đó nhé;
– Tránh thoa kem chống nắng lên niêm mạc mắt, miệng: Bởi vùng da này hết sức nhạy cảm và kem chống nắng có thể gây kích ứng khiến vùng da này bị tổn thương đấy;
– Tránh đổ mồ hôi khi thoa kem chống nắng: Việc bạn xông hơi, vận động thể lực nhiều khiến mồ hôi trong cơ thể thoát ra làm trôi kem chống nắng, do đó mà tác dụng chống nắng cho da cũng bị giảm đi rất nhiều;
– Tránh dùng kết hợp kem chống nắng với các loại thuốc bôi ngoài da khác: Vì có thể các thành phần trong các loại thuốc bôi ngoài da sẽ tương tác với kem chống nắng gây nên tình trạng kích ứng da, giảm tác dụng của kem chống nắng, tác dụng chữa bệnh của thuốc bôi ngoài da rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn