Buổi tối nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Trứng ốp hay bị nát đừng vội đập thẳng vào chảo, đầu bếp chỉ cách làm vừa mềm xốp vừa thêm chất bổ / Chỉ cần chăm chỉ uống 1 trong những loại nước này mặt mụn chi chít cũng sạch bong
Khung giờ tốt nhất để đi ngủ buổi tối
Một nghiên cứu ở Anh trên 103.710 người đăng trên tạp chí Tim mạch châu Âu gần đây cho thấy, thời gian tốt nhất để đi ngủ là 22h. Đi ngủ vào thời điểm này giúp mọi người phòng tránh nhiều bệnh tật.
Theo tiến sĩ Mehwish Sajid tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của Đại học Michigan (Mỹ), đôi khi, mọi người có thể mắc sai lầm là đi ngủ trước khi cảm thấy mệt mỏi, sau đó nằm trên giường tỉnh táo với hy vọng ngủ được. Do đó, thời điểm tốt nhất để đi ngủ vào ban đêm là khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Học viện Y học Giấc ngủ Mỹ (AASM) khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Trẻ nhỏ tùy thuộc vào độ tuổi sẽ ngủ nhiều hơn người lớn.
Hầu hết người lớn cảm thấy tỉnh táo và nghỉ ngơi đầy đủ khi ngủ 7-8 giờ mỗi đêm. Nếu bạn phải thức dậy sớm vào buổi sáng thì nên tập thói quen đi ngủ sớm để ngủ đủ thời lượng cần thiết. Tiến sĩ Sajid chia sẻ trên tờ Womens Health rằng, bạn nên biết thời điểm nào đi ngủ phù hợp với thói quen của bản thân. Ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm cho phép một người duy trì nhịp sinh học nhất quán, thiết lập đồng hồ ngủ – thức tự nhiên của cơ thể. Nhịp sinh học kiểm soát việc bạn đi vào giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự tỉnh táo trong ngày.
Mọi người không nên lùi giờ đi ngủ vì không phải dậy sớm vào ngày hôm sau, nhất là và cuối tuần. Cố gắng duy trì lịch ngủ vào cuối tuần như các ngày trong tuần sẽ rất tốt. Vì việc thay đổi nhịp sinh học ngủ – thức sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
Làm sao để ngủ ngon hơn mỗi ngày?
Tiến sĩ Sajid đưa ra những gợi ý giúp mọi người có thể ngủ ngon hơn như: đọc một quyển sách trước khi đi ngủ, tránh xem các thiết bị điện tử trước khi lên giường 1-2 giờ và cũng không nên nằm trên giường lướt điện thoại.
Mọi người cần tránh ăn nhiều ngay trước khi đi ngủ, nếu cảm thấy đói thì có thể ăn nhẹ. Hạn chế uống nhiều nước gần giờ lên giường để không bị thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. Vào buổi chiều nên hạn chế uống các thức uống, thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, nước ngọt, nước tăng lực và sôcôla.
Tránh sử dụng nicotine hoặc uống rượu trong vòng 4-6 giờ trước khi đi ngủ vì có thể dẫn đến khó ngủ hoặc thường xuyên thức giấc trong đêm. Bạn không nên ngủ muộn vào buổi chiều; có thể tập gym, thể dục nhẹ nhàng; phòng ngủ tối, mát mẻ sẽ giúp dễ chợp mắt hơn.
Nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ trong vòng 20 phút sau khi lên giường, tiến sĩ Sajid khuyên bạn nên rời giường và thực hiện hoạt động không gây kích thích như yoga, thiền hoặc nghe nhạc nhẹ trong ánh sáng yếu. Trường hợp vẫn thường xuyên trằn trọc, khó ngủ hoặc mất ngủ thì bạn nên thăm khám với bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét bạn có đang gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ hay không.
Trường hợp bạn thức dậy nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi hoặc không sảng khoái sau một đêm ngon giấc và điều này lặp lại nhiều lần thì cũng nên nhờ bác sĩ tham vấn. Theo Tổ chức nghiên cứu giấc ngủ Mỹ, thiếu ngủ mạn tính có thể góp phần gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường, béo phì, đau nhức, sức khỏe tâm thần, bất thường nội tiết tố và giảm khả năng miễn dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh