Đời sống

Cả làng chơi lan rừng, vừa kiếm ra tiền lại được tiếng thơm

Ở xóm Trung Thần, xã Hóa Trung (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) hầu như nhà nào cũng trồng hoa lan rừng. Nhà nhiều thì có tới vài trăm giò, nhà ít cũng có vài chục giò. Từ trồng lan, người dân không chỉ nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn các giống lan quý hiếm.

Ngày cưới mẹ chồng cho vàng rồi đòi lại và sự thật khiến con dâu rớt nước mắt / Căng tai, dõi mắt đi săn ong rừng

Nằm không xa Quốc lộ 1B, xóm Trung Thần hiện lên sinh động với những ngôi nhà được phủ kín bởi màu xanh của hoa lan rừng các loại. Các gia đình ở đây đầu tư những giàn trồng lan rừngkhá công phu. Giàn loại nhỏ đầu tư khoảng vài chục triệu đồng, giàn loại to, có thể trồng khoảng 500 giò hoa lan, kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu đồng...

ca lang choi lan rung, vua kiem ra tien lai duoc tieng thom hinh anh 1

Anh Trần Văn Quang, xóm Trung Thần, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang chăm sóc vườn lan rừng của gia đình.

Theo các hộ dân ở đây, hiện nay, bà con đang nhân giống và trồng khá nhiều giống hoa lan rừngnhư: kiều, tai trâu, đuôi chồn, phi điệp... Ông Trần Đức Quân, Trưởng xóm cho biết: Người dân ở Trung Thần đã bắt đầu nhân giống hoa lan rừngtừ hơn 20 năm trước. Hiểu được quy định của Nhà nước nên bà con không khai thác lan ở các khu rừng đặc dụng hoặc rừng nguyên sinh.

Không chỉ làm đẹp cho đời, từ trồng hoa lan rừng, nhiều hộ dân ở Trung Thần đã có thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm. Cũng nhờ trồng lan, nhiều hộ còn trở nên giàu có, mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.

Đơn cử như hộ của anh Diệp Minh Tuấn. Thời điểm này, gia đình anh có gần 500 giò lan rừngvới khoảng 100 loài lan các loại. Là một trong những người đầu tiên trồng hoa lan rừngở Trung Thần, anh Tuấn được xem người có nhiều kinh nghiệm trong nhân giống và chăm sóc hoa lan rừng của xóm. Trung bình mỗi năm, từ việc bán hoa lan, gia đình anh thu được gần 300 triệu đồng, trừ các khoản chi phí thu lãi gần 200 triệu đồng.

Khi được hỏi cơ sở để tính giá bán mỗi giò lan rừng, anh Tuấn nói: Hoa lan rừng càng được chăm sóc tốt thì càng đẹp. Giá trị của mỗi giò lan rừng phụ thuộc vào độ quý hiếm và vẻ đẹp của loài hoa. Ví dụ như phong lan kiều tím rất hiếm nên giá bán đắt, có thể lên đến vài triệu hoặc cả chục triệu đồng mỗi giò.

Anh Trần Văn Quang, một người dân ở xóm Trung Thần nói: Gia đình tôi đang có trên 100 giò hoa lan rừngcác loại. Mỗi loại lan có một cách chăm sóc khác nhau. Đơn cử như là lan hài, rất dễ chết vì úng nước nên phải trồng trên đá phong thủy để giúp cho chậu trồng hoa lan róc nước. Đặc biệt, hoa lan rừng cũng thường gặp khá nhiều loại sâu, bệnh hại. Nhất là vào mùa mưa, lan rừngthường bị bệnh nấm, ruồi vàng nên người trồng phải theo dõi, phun thuốc phòng, trừ kịp thời, tránh lây sang các giò lan khác.

 

Không chỉ biết cách chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh hại cho lan rừng, người trồng lan ở Trung Thần còn đúc rút được nhiều kinh nghiệm trồng lan rừng, chăm sóc lan rừng hay. Ông Vy Văn Sáu, người dân trong xóm cho hay: Với ưu điểm là không chứa chất chát, mặn; không chứa tinh dầu, nhựa đắng (nguyên nhân làm cho lan bị thun đầu rễ và chết), loại gỗ của cây nhãn, vú sữa rất phù hợp để làm giá thể ghép lan.

Nhờ có tình yêu đối với hoa lan nên nhiều loài lan rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như: Lan hài, dã hạc, huyết nhung, hoàng lan.... đã được người dân ở Trung Thần nhân giống thành công.

Ông Phạm Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Hóa Trung cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 2 xóm là Trung Thần và Cầu Mánh trồng rất nhiều hoa lan. Chúng tôi đang có chủ trương đề nghị thành lập làng nghề trồng hoa lan vừa để bảo tồn được các loài lan rừng vừa để quảng bá được hoa lan tới khách hàng trong và ngoài tỉnh.

1

Theo Báo Thái Nguyên
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm