Cá ngựa – bài thuốc chữa liệt dương hữu hiệu
Bài thuốc từ cá ngựa giúp tráng dương, gây hưng phấn, kích thích sinh dục ở nam giới, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương.
Cây cỏ mực: Đặc tính, tác dụng và các bài thuốc hay dùng / Cây chó đẻ: Đặc điểm, tác dụng và các bài thuốc dân gian
Theo cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học – Kỹ thuật), cá ngựa còn có tên gọi khác là hải mã hay thủy mã, là loài cá sống ở biển và các vịnh, sống gần bờ ở độ sâu vài mét đến vài chục mét. Ở Việt Nam, cá ngựa thường gặp ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và dọc bờ biển các tỉnh phía nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Kiên Giang.
Tên thuốc trong y học cổ truyền của cá ngựa là hải mã, được chế biến cụ thể như sau: Cá bắt về, rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột, uốn đôi cho cong tròn lại rồi phơi hay sấy khô. Có người còn dùng bàn chải đánh sạch lớp màng da màu thẫm bên ngoài, rửa sạch rồi mới mổ. Hoặc, cũng có thể ngâm cá vào rượu hồi hoặc rượu quế một thời gian rồi mới phơi hoặc sấy khô.
Con cá ngựa - Hình minh họa: rangerrick.org
Vị thuốc từ cá ngựa có vị mặn, ngọt, mùi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, gây hưng phấn, kích thích sinh dục và giảm đau. Hải mã được xem là vị thuốc hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương ở nam giới.
Vị thuốc hải mã
Trong sách thuốc cổ "Cương mục thập di" của Trung Quốc năm 1975, dược liệu này còn được ghi có thể chữa thần kinh suy nhược, cơ thể yếu mệt, đau lưng (nhất là ở người cao tuổi), phụ nữ đau bụng, đẻ khó, nam giới bất lực về sinh lý, chứng đinh nhọt hay sang lở. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cá ngựa cũng có thể chữa được bệnh hen suyễn.
Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, cá ngựa để tươi ngâm rượu mới quý. Do đó, trong mỗi chuyến ra khơi, họ thường mang theo một lít rượu trắng để ngâm ngay khi bắt được cá. Họ còn cho biết phải dùng một đôi cá ngựa , nhất là đôi cá đang "quấn nhau" và còn nguyên mắt mới tốt.
Dùng ngoài, tán cá ngựa thành bột mịn để rắc có công dụng chữa lở loét. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng cá ngựa tươi nấu với thịt gà ăn làm thuốc bổ khí huyết, ôn thận dương.
Một số bài thuốc có cá ngựa trong y học dân gian:
- Chữa liệt dương ở đàn ông hoặc phụ nữ chậm có con do suy dương khí: cá ngựa (30g đã chế biến), bàn long sâm (30g), cốt toái bồ (20g), long nhãn (20g). Tất cả cắt nhỏ, ngâm trong một lít rượu trong vòng từ 5 đến 7 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống từ 20 đến 40ml. Người không uống được rượu có thể pha thêm nước và mật ong mà uống.
- Chữa thở khò khè: cá ngựa (5g) cùng đương quy (10g). Tất cả sắc cùng 200ml nước đến khi còn 50ml. Uống làm một lần trong ngày.
- Chữa viêm thận mãn tính: cá ngựa (1 con to) rang cho chín vàng giòn, tán bột; bầu dục lợn (1 quả) bổ đôi rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, buộc chặt. Hấp cách thủy rồi ăn làm một lần trong ngày, liền trong vòng 15 ngày.
- Chữa bệnh hen suyễn: Dùng từ 4 đến 12g hải mã, chia làm ba lần dưới dạng thuốc bột. Hoặc viên lại, uống với nước hoặc rượu, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như dâm dương, kỷ tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Cột tin quảng cáo