Các bậc cha mẹ có con thích nhai đồ chơi và vô tình nuốt phải chúng, hãy đọc ngay bài hướng dẫn sơ cứu này
Người phụ nữ gốc Việt từng là hoa hậu, làm việc trong FBI nay chuyển hướng sang đầu bếp tại Thái Lan / Con gái thi đại học chỉ đạt điểm trung bình, bà mẹ phấn khởi lên mạng khoe lại được cả nước chúc mừng nhiệt liệt, lý do vì sao?
Cách nhận biết trẻ đã nuốt phải dị vật
Trên thực tế, không phải trẻ sơ sinh nào cũng sẽ có biểu hiện đặc biệt khi nuốt dị vật, nhất là khi dị vật không bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc thực quản ngay sau khi nuốt. Chỉ cần nghi ngờ bé nuốt phải dị vật thì nên đến bệnh viện xử lý, kiểm tra kịp thời để loại trừ khả năng bé nuốt phải.
Phụ huynh cần phải biết cách sơ cứu cho trẻ khi bé bị hóc dị vật (Ảnh minh họa)Nếu dị vật mắc vào họng hoặc thực quản, trẻ sẽ có các biểu hiện: quấy khóc, lười ăn, buồn nôn và nôn, chảy nước dãi... Dị vật nặng trong thực quản có thể gây loét, thủng, tổn thương đường thở và thậm chí là ngạt thở.
Làm thế nào khi trẻ bị mắc dị vật?
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.
Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng
Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người