Các bệnh thường gặp trong mùa đông và cách phòng tránh
Đại kỵ khi uống rượu, rất nhiều người Việt vẫn mắc phải mà không hề biết / Những loại củ quả giàu dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh
Dưới đây là các bệnh thường gặp mùa đông và cách phòng tránh.
Bệnh cảm cúm
Dịch cúm thường xảy ra vào mùa đông, người mắc bệnh cúm thường nhức đầu, sổ mũi và đau ê ẩm người. Bệnh rất hay lây, chỉ cần một người trong gia đình hay một học sinh bị cúm là cả gia đình và cả lớp học bị cúm. Bệnh lây nhanh, khởi phát nhanh nhưng cũng chỉ vài ngày là hết, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, ăn cháo và uống vitamin C hay nước chanh để tăng cường sức đề kháng là đủ.
Bệnh cảm cúm là một trong các bệnh thường gặp mùa đông. Ảnh minh họaPhòng chống bệnh cúm bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa. Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có người bị ốm.
Bệnh viêm phổi
Bệnh thứ hai hay xảy ra vào mùa đông là bệnh viêm phổi. Bệnh hay xảy ra khi cơ thể bị lạnh, bệnh nhân sốt cao, ho nhiều có đàm đặc màu vàng hay vàng xanh tùy theo loại vi trùng gây viêm phổi. Bệnh do phế cầu trùng gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng như abcès phổi, tràn mủ màng phổi, suy kiệt… Điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt và nâng đỡ cơ thể, trường hợp nặng phải cho bệnh nhân nhập viện và điều trị tại đơn vị săn sóc đặc biệt. Bệnh có thể lây do tiếp xúc qua đường không khí.
Để phòng ngừa loại bệnh này, nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh tiểu đại tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn. Bên cạnh đó, không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá huỷ phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác. Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang.
Viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có tên trong danh sách các bệnh thường gặp mùa đông. Ảnh minh họa
Bệnh thứ ba cũng hay gặp và thường xảy ra ở người lớn tuổi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh này do vi trùng Streptococus Béta Hemolytic gây ra. Bắt đầu từ viêm họng, cơ thể gây ra biến chứng trên khớp, trên thận và trên tim. Khớp sưng đỏ, nóng đau, có khi biến dạng và rất hay tái phát.Phòng ngừa bằng cách đừng để viêm họng, vệ sinh răng miệng. Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử bị viêm đa khớp dạng thấp phải uống kháng sinh dự phòng khi mùa đông đến.
Bệnh hen phế quản
Mùa đông cũng là mùa “đại kỵ” của những bệnh nhân bị hen phế quản, dân gian còn gọi là suyễn. Vì trời lạnh, kèm theo ô nhiễm môi trường và những căng thẳng trong cuộc mưu sinh làm bệnh hay bộc phát và nặng hơn so với các mùa khác trong năm. Những cơn khó thở và ho hay xảy ra về đêm làm bệnh nhân mệt mỏi và lo âu.
Các loại bệnh về mạch máu
Trời lạnh, nếu không giữ ấm cho cơ thể, các mạch máu có thể bị co lại, đặc biệt là các động mạch ngoại biên, dễ làm bộc phát những bệnh về động mạch trên những người có cơ địa dễ bị bệnh như: viêm tắc động mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch… Bệnh làm bệnh nhân bị đau nhiều ở đầu các ngón tay và ngón chân, có thể kèm theo tím tái, thậm chí có thể bị hoại tử đầu ngón tay và chân hoặc cả bàn chân. Cách điều trị chủ yếu là phải giữ ấm cho bệnh nhân, sử dụng các loại thuốc giảm đau và dãn mạch máu.
Bệnh về da
Bệnh về da là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh thường gặp mùa đông. Ảnh minh họa
Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân… phát triển. Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím tái, phù thanh quản… Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.
Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da. Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài