Các bước tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày
Phòng lây nhiễm bệnh giun kim / Nắng nóng: Đề phòng những bệnh trẻ thường mắc khi vào hè và cách phòng tránh
Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Theo các chuyên gia Bệnh viện K, tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn cao, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém, kinh phí điều trị lớn. Nhật Bản và Hàn Quốc có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nhờ có các chương trình sàng lọc giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm cao và điều trị dự phòng thành công nên giảm bớt kinh phí điều trị và quá trình điều trị đơn giản hơn.
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Loại ung thư này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Hiện nay, việc phát hiện ung thư dạ dày sớm được quan tâm nhiều, do sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh cho phép phát hiện sớm tổn thương như nội soi có dải ánh sáng hẹp, nội soi phóng đại.
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng trong khám tầm soát ung thư dạ dày.
Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải… nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Bước 2: Nội soi dạ dày
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong. Ưu điểm của nội soi cho phép quan sát được các thay đổi của niêm mạc dạ dày và tiến hành sinh thiết qua nội soi để có chẩn đoán mô bệnh học, qua đó cho phép chẩn đoán các ung thư dạ dày tại chỗ hoặc xâm lấn.
Ngoài ra, các tổn thương tiền ung thư cũng có thể thấy được trên nội soi như: viêm teo, loét, polyp hoặc các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến. Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ cũng có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư trên mô bệnh học như viêm teo, tăng sản, dị sản, loạn sản… Nội soi cũng có thể đánh giá tình trạng có hay không có nhiễm Helocobacter Pylori, một trong số những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, giúp cho việc điều trị dự phòng.
Ung thư dạ dày là loại bệnh lý tiến triển khá nhanh, do đó trong sàng lọc, vai trò của nội soi dạ dày chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư.
Bước 3: Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Với phương pháp này, bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh.
Đồng thời qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc…
Bước 4: Sinh thiết
Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.
Tầm soát ung thư dạ dày là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm bệnh. Nhờ thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ mà nhiều trường hợp phát hiện sớm bệnh, vì vậy bạn hãy đến thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại bệnh viện K để tầm soát căn bệnh này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Trưng quất, đào, mai ngày Tết thế nào cho đúng phong thủy? Người mệnh Kim, Thủy nên chọn quất hay đào để đắc lộc cả năm?