Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm không thể bỏ qua
Thực phẩm đại kỵ nấu tái, mất chất dinh dưỡng gây ngộ độc cho bé / Sai lầm tai hại khi ăn măng mà rất nhiều người mắc phải, tránh kẻo ngộ độc bất ngờ
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là các tế bào cực nhỏ phát triển trên rau củ, thịt, bơ, sữa... hoặc các loại hạt bảo quản ở môi trường ẩm ướt. Nấm mốc xuất hiện trên bề mặt thực phẩm khiến chúng bị thối rữa, gây ngộ độc khi sử dụng.
Thực tế có hàng ngàn loại nấm mốc khác nhau. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người. Tùy vào môi trường phát triển, các loại nấm mốc có kiểu dáng và màu sắc rất dễ nhận biết.
Chẳng hạn như nấm mốc phát triển trên quả chanh thường có màu xanh lam, dạng bột. Nấm mốc phát triển trên dâu tây có dạng lông tơ màu trắng xám. Nấm mốc bánh mì ban đầu trông giống như lông tơ bông trắng. Vài ngày sau nó sẽ chuyển sang màu đen, có thể gây ngộ độc.
2. Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm phổ biếnNhiều loại nấm mốc có độc tố vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể gây ra ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện ở các loại hạt, ngũ cốc, bánh mì, thịt hun khói, trái cây, đồ hộp quá hạn sử dụng...
2.1. Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ ngũ cốc
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ ngũ cốc chứa chất Mycotoxin vô cùng nguy hiểm. Đây là chất độc được tìm thấy từ nấm mốc phát triển ở gạo, ngô, khoai, sắn, các loại đậu và tinh bột. Bên cạnh đó, nó cũng được tìm thấy ở cần tây, nước ép nho, táo và các sản phẩm quá hạn sử dụng.
Bên cạnh Mycotoxin, ngũ cốc bị mốc meo còn chứa độc tố aflatoxin, nguyên nhân gây ung thư hàng đầu thế giới. Chất độc này có trong thức ăn chăn nuôi, nhiều nhất là ngô và lạc mốc.
Aflatoxin tác động trực tiếp đến thịt của động vật nuôi, khiến chúng bị nhiễm độc. Khi con người ăn thịt từ gia súc, gia cầm được nuôi bằng ngô, lạc mốc cũng sẽ bị ngộ độc mãn tính. Đây là chất độc hại rất khó kiểm soát trong an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.2. Nấm mốc từ bánh mì, bánh kem
Bánh mì, bánh kem được chế biến từ tinh bột, có nguồn gốc từ ngũ cốc. Việc sử dụng bánh mì nhiễm nấm mốc luôn đi kèm với các mối nguy cho sức khoẻ. Nấm mốc từ bánh mì có thể sản sinh ra chất aflatoxin gây hại cho gan và các bộ phận khác của cơ thể.
Nấm mốc thường phát triển khi bảo quản bánh mì không đúng cách. Hoặc để bánh tiếp xúc với nước và môi trường ẩm ướt. Độc tố từ nấm mốc sẽ khởi sinh từ bề mặt bánh. Sau đó lan dần vào bên trong, chúng ta rất khó nhận biết điểm dừng của nó. Đặc biệt, độc tố từ nấm mốc trong bánh mì rất bền với nhiệt. Bạn hoàn toàncó thể bị ngộ độc nặng hoặc nhẹ khi ăn chúng.
Theo các chuyên gia thì nấm mốc từ bánh mì, bánh kem thường gây ngộ độc nặng. Nó có thể làm hại gan, ngộ độc thần kinh, xuất huyết hoặc gây ung thư. Chính vì thế, đối với bánh mì dù nhiễm nấm mốc ít hay nhiều, tốt hơn hết nên vứt bỏ nó.
2.3. Nấm mốc gây ngộ độc từ trái cây, bánh kẹo, thạch hoa quả
Thực tế, bạn chỉ phát hiện thực phẩm bị nấm mốc trên bề mặt với các biểu hiện đặc trưng rõ ràng. Một số biểu hiện khác như các chấm xanh mờ, lông xám, bụi trắng, vòng tròn nhỏ mịn trên trái cây, thạch hoa quả thường bị bỏ qua. Trong khi đó, tất cả những biểu hiện trên đều cho thấy thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.
Khi thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc phát triển mạnh, các sợi rễ xâm nhập sâu vào bên trong. Chất độc hại đã lan ra khắp bề mặt thực phẩm đó. Chính vì thế khi thấy hoa quả, thạch trái cây các loại mứt kẹo có dấu hiệu bị mốc, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ.
2.4. Nấm mốc phát triển trong tủ lạnh gây ngộ độc thực phẩm
Hầu hết các loại nấm mốc phát triển mạnh ở nhiệt độ nóng ẩm. Nhưng không loại trừ các loại nấm mốc ưa nhiệt độ lạnh cũng có thể gây ngộ độc. Nấm mốc hoàn toàn có thể phát triển bên trong tủ lạnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Nó có khả năng chịu được muối và đường tốt hơn virus và vi khuẩn.
Chính vì thế, bạn có thể thấy nấm mốc xuất hiện trên bề mặt các loại thịt mặn, mứt và đồ ngọt. Một số thực phẩm đã được xử lý cũng có nguy cơ bị mốc khi để trong tủ lạnh như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích Ý và thịt ba chỉ. Khi ăn các loại thực phẩm nhiễm nấm mốc kể trên bạn sẽ bị ngộ độc thực phẩm cấp hoặc mãn tính.
2.5. Nấm mốc từ các dụng cụ ăn uống, chế biến thực phẩm
Dụng cụ ăn uống, chế biến thực phẩm lâu ngày không sử dụng cũng có thể phát triển nấm mốc gây hại. Chúng có thể lan sang thực phẩm gây ô nhiễm dẫn tới ngộ độc. Đặc biệt là các dụng cụ như dao, thớt, bát đũa không được rửa sạch sẽ sau khi sử dụng.
Nấm mốc từ các dụng cụ có thể lây lan nhanh chóng ra trái cây, rau, củ. Để khắc phục tình trạng này bạn cần làm sạch dụng cụ bằng baking soda hòa tan với nước sạch. Đồng thời bảo quản bát đĩa, khăn lau, dao, thớt ở khu vực khô thoáng, sạch sẽ. Vứt bỏ những thứ không thể làm sạch. Giữ độ ẩm trong nhà càng thấp càng tốt để hạn chế nấm mốc phát triển.
3. Cách bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc
Để bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc, bạn cần tránh để thức ăn tiếp xúc với bào tử nấm trong không khí. Sử dụng màng bọc thực phẩm để giữ ẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh.
- Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, độ ẩm thấp với nhiệt độ phù hợp. Đối với các loại thực phẩm dễ hỏng bạn cần bỏ vào hộp đựng sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh.
- Không để đồ ăn dễ hỏng trong tủ lạnh quá 2 giờ. Đối với thức ăn thừa cần sử dụng trong vòng từ 3 - 4 ngày trước khi nấm mốc có cơ hội phát triển.
- Mua lượng thức ăn vừa đủ và có thể sử dụng nhanh chóng giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
- Làm sạch tủ lạnh, dụng cụ nấu nướng, bảo quản thực phẩm. Đồng thời vứt bỏ những đồ vật bị nấm mốc không thể làm sạch để tránh lây lan ra thực phẩm.
Trong trường hợp thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc bạn không nên ngửi chúng. Bởi nấm mốc từ thức ăn có thể gây ngộ độc đường hô hấp. Bên cạnh đó hãy loại bỏ chúng ngay để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
4. Một số loại thực phẩm cần bỏ khi bị nấm mốcNấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là điều hiển nhiên. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn cần vứt bỏ khi nhiễm nấm:
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, dăm bông bị nhiễm nấm hoặc hết hạn sử dụng.
- Thịt gia súc, gia cầm chăn nuôi bằng ngô, khoai, sắn, đậu bị mốc meo. Bởi thịt chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng.
- Các loại thịt nấu chín để quá thời gian sử dụng, bị biến đổi về màu sắc, hình dáng, mùi vị.
- Các loại hạt, ngũ cốc bị nấm mốc. Phô mai mềm, phô mai kem, phô mai chevre, phô mai Bel...
- Các loại mứt, thạch, kem, sữa chua quá hạn sử dụng, có dấu hiệu bị mốc meo. Các loại trái cây, rau, củ mềm như dưa chuột, cà chua... Các loại bánh mì, bánh nướng, bánh kem bị nấm mốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Mẹ chồng tuyên bố chi 100% tiền mua chung cư, nhưng câu nói "vạ miệng" của cô út làm tôi bàng hoàng
Nàng dâu bị mẹ chồng "sạc" nảy lửa sau khi nâng mũi, cú phản đòn bất ngờ khiến bà phải "xuôi"