Đời sống

Các phương pháp xử lý kịp thời khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu

Nếu trẻ gặp phải các hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, mẹ tuyệt đối không được xem thường. Tốt nhất, nên xử lý bằng các phương pháp sau.

"Mẹ nuôi con bằng xương bằng máu, đừng nhìn vào đứa trẻ mà trách móc 1 người mẹ" / Nuôi con vật này trong nhà càng béo tốt gia chủ càng dễ gặp may, Thần Tài 'gật đầu' ưng ý, giàu sang phú quý

Triệu chứng cảnh báo trẻ bị đầy bụng, khó tiêu ở trẻ:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn,bụngtrẻ vẫn căng tròn, đầy khí. Thế nhưng,nếuvỗ nhẹ vào bụngtrer sẽphát ra âm thanh như tiếng trống.

Trẻ bị đau bụng râm ran

Đột nhiên trer trở nên quấy khóc, khó chịu, bứt rứt,chán ăn.

Trẻ bị buồn nôn hoặc nôn mửa

 

Trẻxì hơi nhiều lần, táo bón nhiều lần, đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt.

Trẻ khó ngủdo đau bụng ấm ách, lỏng bụng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Chế độ ăn của mẹ:Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Thế nên, nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ bị khó tiêu. Rất có thể, mẹ đã ăn phải đồ ăn ôi thiu, thực phẩm chưa chín, nguội lạnh hoặc có tính hàn cao.

Thay đổi chế độ ăn đột ngột:Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời khá nhảy cảm, nên sẽ khó thích nghi nếu bị thay đổi chế độ ăn đột ngột. Tình trạng này thường gặp phải khi bé chuyển sang ăn dặm.

Bất dung nạp đường lactose:Khi trẻ không tiết hoặc không tiết đủ lượng men lactase sẽ gặp phải hiện tượng này. Từ đó, chúng sẽ bị vi khuẩn len men tạo khies, gây ra chướng bụng, đầy hơi.

Dị ứng với protein sữa:Hệ miễn dịch của trẻ dị ứng với một hoặc một số loại protein trong sữa.

 

Do dùng kháng sinh hoặc thuốc: Các thuốc kháng sinh khi vào đường tiêu hóa sẽ tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn, làm rối loạn hệ vi sinh tại đường ruột.

Rối loạn tiêu hóa(trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón):Lúc này hơi bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường, khiến trẻ bị chướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói.

Cách xử lý khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu:

Hãy để bé thường xuyên ợ hơi: Để giúp trẻloại bỏ một số không khí mà trẻ nuốt phải khi ăn. Mẹ có thể áp dụng một trong ba cách sau.

Ngồi thẳng và giữ trẻ trên ngực của bạn: Để cằm củatrẻ ở trên vai bạn trong khi bạn dùng tay đỡ chúng. Vỗ nhẹ vào lưng bé nhẹ nhàng.

 

Giữ trẻ sơ sinhngồi lên trên đầu gối hoặc trong lòng của bạn:Mẹnhẹ nhàng nâng đỡ đầu và ngực trẻ bằng cách giữ cằm. Đặt gót bàn tay lên ngực trẻ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ.

Đặt trẻúp mặt vào lòng: Hỗ trợ đầu củatrẻvà đảm bảo rằng nó cao hơn ngực của chúng. Vỗ nhẹ lưng trẻ.

Cẩn thận về thực phẩm khi sử dụng: Mẹ nên tránh sử dụng nhữngloại thực phẩm có thể gây ra thêm khí. Chẳng hạn, một số loại nước ép trái cây có chứa sorbitol hoặc rượu đường, trẻ không thể hấp thụ, gây ra khí gas.

Nếu trẻ gặp các triệu chứng sau, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ:

Bé bị đầy bụng, nôn liên tục, không thể đi đại tiện hoặc phân có máu

 

Bé trở nên cáu gắt, khó chịu, khó có thể dỗ dành.

Trẻ có dấu hiệu sốt, đặc biệt là trên 38°C rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng.

Trẻ nôn trớ ra chất lỏng có màu xanh lá cây, màu vàng tươi, máu, hoặc màu nâu giống như bã cà phê.

Nếu bénhỏ hơn ba tháng tuổivà bị sốt, hãy đưa chúng đến bác sĩ ngay lập tức.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm