Các thực phẩm được coi là ‘thần dược’ có thể kiềm chế vi khuẩn gây ung thư dạ dày
Những sai lầm nghiêm trọng khi tập luyện thể dục có thể khiến bạn suy giảm tuổi thọ / Những đồ ăn, thức uống làm hỏng gan, nhiều người Việt chẳng hề biết còn thích ăn hằng ngày
HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan tiêu hóa, chủ yếu là dạ dày. HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, có khả năng thích nghi với môi trường acid trong dạ dày người.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP, không chỉ dễ bị đầy hơi, trào ngược axit và các triệu chứng khác, mà còn đặc biệt dễ bị chứng hôi miệng, không thể giải quyết bằng cách đánh răng.
Với những trường hợp dương tính với vi khuẩn HP, việc xây dựng lại chế độ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh có thể ức chế vi khuẩn gây hại, tăng số lượng lợi khuẩn và cải thiện chức năng của dạ dày. Chuyên gia khuyên mọi người thường xuyên ăn những thực phẩm dưới đây để kiềm chế sự sinh sôi của loại vi khuẩn nguy hiểm này:
Trái cây họ cam quýt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại quả như cam, quýt, chanh, quất... có thể làm giảm hiệu quả nguy cơ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày. Điều này là do trái cây họ cam có chứa naringin, vitamin C và các thành phần có lợi khác, có tác dụng ức chế tốt đối với sự phát triển của HP.
Tỏi
Từ lâu, tỏi đã được dân gian sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Hoạt chất allicine trong tỏi có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Nhiều chuyên gia còn ví tỏi như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế hoạt động và ảnh hưởng của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh trong tỏi còn thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
Rau xanh
Hoạt động tăng tiết axit trong dạ dày là môi trường thích hợp để số lượng hại khuẩn tăng lên nhanh chóng. Để điều hòa và kiềm hóa dịch vị dạ dày, bạn nên bổ sung rau xanh mỗi ngày.
Rau xanh có độ pH kiềm, có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, làm giảm nguy cơ trào ngược và viêm loét cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra với hàm lượng nước và chất xơ cao, bổ sung rau xanh còn hạn chế tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,...
Sữa chua và thực phẩm có chứa probiotic
Probiotic là các men vi sinh (lợi khuẩn) cần thiết cho hệ tiêu hóa. Số lượng men vi sinh giảm gây mất cân bằng và tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori sinh sôi nhanh chóng.
Khi bị nhiễm vi khuẩn này, bạn nên bổ sung sữa chua và các thực phẩm có chứa probiotic (kim chi, phô mai, dưa cải muối,...) để tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài khả năng ức chế hại khuẩn, probiotic còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện các tình trạng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,...
Dầu ô liu
Đơn giản chỉ cần thay thế dầu ăn thường xuyên của bạn với dầu ô liu để nhận lấy nhiều lợi ích sức khỏe. Dầu ô liu cũng có thể giúp điều trị tự nhiên HP, do chủ yếu có chứa một số hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các hợp chất này có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã khẳng định lợi ích của việc sử dụng dầu ô liu để điều trị nhiễm HP và các nhà nghiên cứu tin rằng nó cũng có lợi cho con người. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, tiêu thụ thường xuyên dầu ô liu có thể chứng minh hiệu quả trong điều trị loét dạ dày.
Rượu vang đỏ
Giống như trà xanh, rượu vang đỏ có một số chất chống oxy hóa và có tính chất kháng khuẩn mạnh. Uống vừa phải có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Rượu vang đỏ chứa nồng độ cao của resveratrol có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Rượu vang đỏ có hiệu quả chủ yếu là do sự kết hợp của rượu, resveratrol và độ chua, do đó bạn có thể hưởng lợi bằng cách dùng một ly nhỏ rượu vang đỏ cho mỗi ngày, tốt cho tiêu hóa và tim mạch.
Nghệ
Ảnh minh họa
Củ nghệ và các tinh chế từ nghệ là một trong những loại gia vị có tác dụng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Ăn nghệ thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn các hoạt chất shikimate- một chất giúp vi khuẩn HP phát triển nhanh. Vì thế, nghệ còn được mệnh danh là “thực phẩm vàng” tốt cho dạ dày và xứng đáng đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho người bị nhiễm vi khuẩn HP.
Mật ong
Người bị bệnh viêm loét dạ dày nên tích cực bổ sung mật ong đúng cách để tăng cường kháng khuẩn. Mật ong cũng là một nguyên liệu hữu ích để làm đẹp, đồng thời cũng là một loại thực phẩm có nhiều công dụng quý với sức khỏe. Một thành phần chủ yếu của mật ong là hydrogen peroxide tự nhiên, chất này có tác dụng kháng khuẩn, đẩy lùi vi khuẩn HP ra khỏi dạ dày.Cách ăn mật ong đúng nhất là uống mật ong cùng nước ấm. Nên uống vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối sau khi ăn.
Gừng
Gừng là một loại gia vị thực phẩm có tác dụng ức chế vi khuẩn HP phát triển. Ngoài ra, gừng giúp tái tạo chất nhầy dạ dày, từ đó bảo vệ dạ dày tránh khỏi các vi khuẩn gây hại.Cách ăn gừng: Rửa sạch gừng sau đó gọt bỏ vỏ, thái sợi hoặc thái lát mỏng, cho gừng vào nước sôi, thêm một chút đường. Uống hằng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Thực phẩm gây hại cho dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có khả năng ức chế vi khuẩn HP, người mắc bệnh cũng cần tránh những loại thực phẩm “kỵ” khiến dạ dày viêm loét dưới đây:
Thực phẩm cay nóng
Những loại thực phẩm và gia vị cay nóng dễ gây tổn thương với dạ dày, kể cả dạ dày còn đang khỏe mạnh. Đây cũng là thực phẩm “kị” đầu tiên mà người bị vi khuẩn HP dạ dày cần ghi nhớ.Một số loại thực phẩm cay nóng mà bạn cần loại bỏ khi bị nhiễm khuẩn HP như: cà muối, ớt, sa tế, chanh…
Các món ăn từ nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật có thể chứa các loại virus, vi khuẩn gây hại, bao gồm cả vi khuẩn HP. Những món ăn từ nội tạng động vật nếu không được sơ chế và nấu chín sẽ tiềm tàng nhiều nguy cơ gây bệnh.
Đặc biệt, nếu những món ăn này chứa vi khuẩn HP chúng sẽ kết hợp với loại vi khuẩn HP có sẵn trong cơ thể người bệnh, gia tăng thêm số lượng vi khuẩn gây hại khiến tình trạng viêm loét dạ dày càng ngày càng trầm trọng hơn.
Thực phẩm có nồng độ axit cao
Những loại thực phẩm và đồ uống có tính axit sẽ gây kích thích làm tăng tính axit trong dạ dày, từ đó gây ra tình trạng tổn thương dạ dày do vi khuẩn HP hoạt động tích cực hơn. Những loại trái cây họ cam quýt, cà phê, cà chua… chính là thực phẩm có tính axit cao.Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP khi nạp vào các thực phẩm có tính axit cao sẽ khiến bệnh tình càng trở nên nguy hiểm và khó chữa hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm ngâm vì chúng có chứa nhiều giấm và muối gây hại cho dạ dày.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Những loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng gây hại đến cơ thể của người nhiễm vi khuẩn HP. Chúng thường có các chất tạo màu và chất bảo quản gây bất lợi cho quá trình tiêu hóa của người bệnh.
Thịt đỏ chứa nhiều protein
Nạp nhiều thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa bởi các protein động vật có hàm lượng rất axit cao. Vì thế, để tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể mỗi người sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày.
Khi lượng axit tăng lên sẽ kéo theo lượng vi khuẩn HP cũng tăng cường hoạt động và gây ra những tác động gây hại thành dạ dày của người bệnh.
Các chất kích thích
Sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu, cà phê, bia, thuốc lá,… gây hại rất lớn đến dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển mạnh. Những chất này góp phần gây loét dạ dày- tá tràng từ đó khiến dạ dày gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn chiên, giàu chất béo
Người bị bệnh viêm dạ dày HP cũng phải hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo gây hại. Những loại thực phẩm này gây hiện tượng đầy hơi, khó chịu trong đường ruột người bệnh. Ngoài ra, khi ăn uống, người bị vi khuẩn HP dạ dày cũng cần chú ý cân bằng các thành phần dinh dưỡng, không nên ăn quá no hoặc quá đói.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp
Muốn bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn HP gây hại và gia tăng thêm số lượng vi khuẩn có lợi cần chú ý cân bằng dinh dưỡng theo nguyên tắc sau đây:
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để hỗ trợ cho quá trình điều trị vi khuẩn HP.
Bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định và đảm bảo chức năng của những cơ quan khác trong cơ thể.
Ăn thành những bữa nhỏ: Sự xuất hiện của vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể làm suy giảm hoạt động của dạ dày và đường ruột. Vì thế, người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để tránh gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
Tránh hoạt động mạnh sau các bữa ăn: Những hoạt động sau khi ăn có thể khiến bạn đầy hơi, bị đau dạ dày, khó tiêu,… Đây là một thói quen xấu mà bạn cần loại bỏ để giảm trào ngược dạ dày thực quản.
Nhai kĩ trước khi nuốt thức ăn, ăn chậm: Nhai kỹ sẽ giúp cho cơ quan tiêu hóa dễ dàng thu nạp thêm thành phần dinh dưỡng, giảm áp lực lên thành dạ dày và đường ruột.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức