Các vị thuốc từ chuột
4 tiêu chuẩn để đánh giá kim cương tự nhiên / Những tài sản phụ nữ trung niên nhất định phải giữ cho mình kẻo hối không kịp
Thịt chuột: Thịt chuột đồng rất ngon, bổ dưỡng, đem chế biến thành những món đặc sản độc đáo, hấp dẫn như chuột ướp sả nướng, chuột băm viên rán, chuột kho nước dừa, chuột nấu canh chua, chuột xào lá vọng cách… được nhiều người ưa chuộng.
Theo y dược cổ truyền, thịt chuột đồng có vị ngọt chát, tính hơi ấm, không độc, tác dụng mạnh khí, ích tinh, hàn thương, liền xương. Nó được dùng chữa trị cơ thể suy nhược, trẻ em cam tích, các vết thương, vết bỏng, gãy xương, đau lưng, nhức mỏi. Cách thường làm là lấy chuột đồng (1 con) bọc bằng đất sét rồi đốt chín, sau đó bỏ đất sét, lột da, bỏ lòng ruột, đầu, đuôi, chân, chỉ lấy thịt; nấu thịt với ngũ vị tử và nước đậu sị, ăn trong ngày (dùng món này liên tục 3-5 ngày).
Còn người dân Nam Bộ lại hay nấu thịt chuột với rễ hà thủ ô cùng lá hoặc quả câu kỷ làm món ăn đặc sản để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Cũng với tác dụng đó, người dân tộc Khơ Mú nấu thịt chuột đồng với thịt lợn, gạo nếp cùng các loại gia vị như ớt, sả, muối, hồ tiêu, hành tăm trong ống nứa thành món "lam nhoọc", ăn đều đặn trong bữa ăn hàng ngày.
Chuột bao tử: Chuột bao tử là chuột đồng con mới đẻ, còn đỏ hỏn, chưa mở mắt. Nó có vị ngọt, béo ngậy, tính bình, có tác dụng bổ thận, tráng dương. Lấy chuột bao tử rửa sạch bằng rượu, cồn hoặc nước muối, mổ bỏ lòng ruột, đem ngâm rượu với một số vị thuốc thực vật như ba kích, câu kỷ, đảng sâm... trong 2-3 tháng.
Khi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống một chén nhỏ trước bữa ăn. Đây là loại thuốc bổ dưỡng cao. Ngoài ra, nếu đem chuột bao tử sao nướng khô, tán bột, uống với nước nóng mỗi lần 10 g trong nhiều ngày sẽ đặc trị chứng thở khò khè.
Gan chuột: Vị đắng, tính ấm, có tác dụng trừ cam tích, bình can, tăng cường khí huyết, làm sáng mắt; chữa trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, gầy còm, xanh xao. Lấy gan chuột (1 cái) cho vào nồi nước với đậu đen (30-60 g), trần bì (3 g), ninh nhừ bằng lửa nhỏ, ăn nóng trong ngày.
Mật chuột: Vị đắng, tính mát, có tác dụng làm nhuận da và trị chứng ăn khó tiêu. Nước mật chuột còn được dùng nhỏ vào tai để chữa ù tai.
Phân chuột: Lấy phân chuột trộn với bồ hóng bếp (lượng bằng nhau) cho vào nồi, đốt lấy khói xông, đặc trị bệnh lòi dom.
Không chỉ ở Việt Nam, trên khắp thế giới, chuột đồng cũng là một nguồn thực phẩm và dược liệu khá phổ biến.
Chẳng hạn, ở Venezuela, các bộ tộc da đỏ rất thích món "chuột nhồi" được chế biến từ một loài chuột đồng màu trắng sẵn có ở địa phương: lấy mứt quả nhồi vào chuột đã làm sạch, rồi hấp chín, khi ăn chấm với mật ong; món này giúp hạ hỏa, thanh nhiệt, sảng khoái tinh thần.
Ở Trung Quốc, người ta chữa trị sốt rét cách nhật bằng bài thuốc: lấy chuột đồng (2 con) làm sạch, chặt miếng, ninh nhừ với đậu đen (150 g), táo tàu (10 quả), trần bì (10 g), ăn cả nước lẫn cái một lần. Y học hiện đại còn bào chế được từ chuột các loại thuốc đặc chủng chữa trị bệnh về thần kinh, tim, gan, thận, máu, dạ dày, cơ, xương... và dùng chuột làm nhiều thí nghiệm y dược vì chuột có những cấu tạo, hoạt động, phản ứng sinh học khá giống người (85-90% các gene chuột giống người).
Tại Đức và Pháp, sữa chuột hiện được sử dụng như một nguyên liệu cơ bản, quý giá trong việc nghiên cứu bài trừ ung thư.
Ở Nhật Bản, Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu, người ta đang tìm kiếm và phát hiện ra những chất có khả năng trị bệnh từ các acid amin của thịt chuột.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!