Ăn khoai lang để giữ sức khỏe và giảm cân trở nên dễ dàng hơn nếu bạn ăn đúng cách, đủ số lượng và đúng thời điểm.
Khoai lang là món ăn chứa nhiều tinh bột, nhưng thực ra tinh bột trong khoai lang chỉ bằng 1/2 so với khoai tây và bằng 1/3 so với cơm. Thế nên, bạn đừng lo lắng ăn khoai lang sẽ bị béo.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết củ khoai lang tươi chứa 24,6% tinh bột, 1,3% protein, 0,1% chất béo, các men tiêu hóa, vitamin B,C và tiền sinh tố A (có nhiều trong khoai lang nghệ), cùng các khoáng chất. Dây khoai và củ khoai chứa lượng nhỏ các chất như insulin, trị bệnh đái đường. Củ khoai hoặc lá khoai luộc ăn có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón.
Theo một nghiên cứu khác, khoai lang chứa một lượng lớn protein kết dính, polysaccharides, chất nhầy, mang lại tác dụng giúp cơ thể có thể duy trì sự linh hoạt của máu não và tim, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, mang lại tác dụng bôi trơn khoang khớp.
Mặc dù khoai lang là món ăn được coi là rất tốt cho cơ thể, nhưng cần hạn chế ăn khi cơ thể trong các trường hợp sau:
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt đối nên tránh ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin… Khi thận yếu, khả năng loại bỏ kali không tốt sẽ gây nhiều tác hại cho tim.
Người đang đói
Khoai lang có chứa nhiều đường, nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, nóng ruột, ợ chua, trướng bụng. Vì vậy, bạn không nên ăn khoai lang khi bụng đói. Bạn nên luộc chín kỹ khoai để hủy chất men.
Người mắc bệnh dạ dày
Ăn khoai lang khi đói sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày. Đặc biệt những người đau dạ dày mạn tính, ăn khoai lang khi đói càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Cách ăn khoai lang để giảm cân
- Chọn khoai mới, không chọn khoai mọc mầm, rửa thật sạch trước khi chế biến, ăn cả vỏ vì vỏ chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, có lợi cho làn da của bạn.
- Không nên ăn khoai lang chiên, xào… nhiều mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ăn luộc, hấp, nấu súp hoặc cháo dễ tiêu hóa, hấp thu tốt nhất và phát huy hiệu quả nhất tác dụng giảm cân.
- Ưu tiên lựa chọn khoai lang trắng, hạn chế ăn khoai lang vàng và khoai mật vì lượng đường cao, không có lợi cho việc giảm cân của bạn.
- Nên áp dụng thực đơn giảm cân bằng khoai lang trong tối đa 3 tuần và trở lại thực đơn ăn bình thường. Không nên ăn quá lâu, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể kết quả đi ngược lại với mong đợi.
- Trong bữa ăn nên kết hợp với các loại rau xanh, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng.
- Dù áp dụng chế độ ăn nào bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc.
Thời điểm "vàng" ăn khoai lang giảm cân
- Ăn vào buổi sáng: Khoai lang cho bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo cho thân hình của bạn vì vừa ít calo hấp thụ vào cơ thể, lại tạo cảm giác no lâu mà không có cảm giác đói, nhuận tràng, tốt cho người táo bón. Bạn có thể ăn kèm khoai lang với sữa chua, sữa nguyên kem hoặc salad, rau xanh… để đảm bảo đủ năng lượng.
- Ăn vào buổi trưa: Buổi trưa: Buổi trưa là thời gian tốt nhất mà bạn nên ăn khoai lang, vì khi đó canxi trong cơ thể có thể hấp thụ trong vòng 3 - 4 tiếng, đặc biệt dưới ánh nắng mặt trời giúp canxi hấp thụ tốt nhất.
Theo M.H/Gia đình & Xã hội
Ảnh minh họa