Đời sống

Cách ăn uống để bảo vệ hệ tiêu hóa

Không dùng thực phẩm đóng hộp, bổ sung nhiều chất xơ, tránh ăn thực phẩm có tính axit... là cách ăn uống giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.

Sai lầm khi chế biến thịt khiến món ăn trở thành ‘thuốc độc’, nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày / Nước dừa rất tốt nhưng những người này càng uống càng gây hại, nên tránh thật xa

Thế nào là một hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Cách ăn uống để bảo vệ hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm thực hiện tốt chức năng tiêu hóa, hấp thu. Nguồn ảnh: Internet

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm thực hiện tốt chức năng tiêu hóa, hấp thu, không có hoặc ít mắc các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, phân sống… Đồng thời hệ vi sinh đường ruột được cân bằng và nâng cao vai trò của vi khuẩn có lợi đối với cơ thể.

Nếu hệ tiêu hóa không khỏe mạnh có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng… Điều này dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Do đó, hãy bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa, từ đó giúp nâng cao chất lượng sống, cả thể chất và tinh thần.

Cách ăn uống bảo vệ hệ tiêu hóa

Không dùng thực phẩm đóng hộp

 

Nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Các chất phụ gia thực phẩm, bao gồm glucose, muối và các hóa chất khác, đã được chứng minh là góp phần làm tăng viêm ruột.

Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn không chỉ có tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe của tim, mà còn dẫn đến viêm loét đại tràng.

Đồ uống đóng chai thường chứa chất làm ngọt nhân tạo (xylitol), loại chất được cho là làm tăng số lượng vi khuẩn có hại đến đường ruột. Đây cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hóa khác.

Ngược lại, chế độ ăn với thực phẩm tươi sạch và giàu chất dinh dưỡng sẽ bảo vệ bạn chống lại các bệnh rối loạn tiêu hóa. Hạn chế sử dụng đồ đóng hộp và chế biến sẵn là cách tối ưu đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa.

 

Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ba loại chất xơ phổ biến là: chất xơ hòa tan, không hòa tan, và prebiotic.

Chất xơ hòa tan: Giúp hấp thụ nước vào phân khiến chúng trở nên mềm hơn, từ đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong cám yến mạch, các loại đậu và hạt.

Chất xơ không hòa tan: Hoạt động giống như một bàn chải khổng lồ, giúp làm sạch ruột, loại bỏ mọi chất thải và cặn bã có trong đường tiêu hóa. Rau cải, ngũ cốc và cám lúa mì là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan được tin dùng.

Prebiotic: Một dạng chất xơ có nhiệm vụ nuôi vi khuẩn có lợi, giúp đường ruột khỏe mạnh. Tương tự, prebiotic có mặt trong nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc.

 

Một chế độ ăn giàu chất xơ thường xuyên đã được chứng minh giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm: loét, trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.

Tránh ăn thực phẩm có tính axit

Thực phẩm có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.

Hạn chế thức ăn chiên rán

Thức ăn chiên rán chứa nhiều chất béo thường khó tiêu hóa nên dễ gây đầy bụng. Những người mắc bệnh về đường ruột càng nên tránh tiêu thụ nhiều chất béo, nhất là các món ăn chiên, rán vì nó sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không nên ăn nhiều đồ ăn cay

 

Đồ ăn cay sau khi vào dạ dày có thể làm "tê liệt" hoạt động tiết dịch vị và men tiêu hóa trong dạ dày. Từ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm