Cách bảo quản hành, tỏi, gừng, khoai tây cả năm không nảy mầm, vẫn tươi ngon
Hành lá mua về nhanh hỏng, bảo quản theo 4 cách này đảm bảo cả tuần vẫn xanh tươi / Cách bảo quản hạt sen tươi không bị thâm, mốc để cả năm vẫn bùi, thơm không mất chất
Trong phòng bếp của mỗi nhà người Việt hẳn không thể thiếu được những gia vị thiết yếu như hành, tỏi, gừng và khoai tây. Những gia vị, thực phẩm này nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ nảy mầm, nấm mốc và không được tươi ngon và đảm bảo chất lượng nữa. Chúng ta có thể tham khảo một số cách bảo quản sau:
1. Bảo quản hành
Dụng cụ bảo quản hành phải đảm bảo độ lưu thông không khí để giữ cho hành luôn được khô ráo. Do đó túi ni lông, túi nhựa hoặc hộp kín là kẻ thù số một của hành vì chúng sẽ khiến hành nhanh bị thối, mốc.
Tốt nhất hành nên được bảo quản trong túi lưới, rổ nhựa và đặt ở nơi thoáng khí trong nhà bếp. Bạn không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao. Ngoài ra cũng không được để trong tủ lạnh hay nơi có độ ẩm cao sẽ khiến hành nảy mầm.
Trong quá trình bảo quản, bạn cần kiểm tra thường xuyên. Nếu thấy bất kỳ củ nào có dấu hiệu bị thối, mềm, thay đổi màu sắc thì cần bỏ ngay kẻo sẽ lây sang các củ hành khác, và nên lấy ra, phơi ở nơi thoáng gió hoặc có ánh nắng nếu thời tiết cho phép. Sau đó lau sạch dụng cụ bảo quản trước khi cho vào bảo quản lại
2. Bảo quản tỏi
- Bảo quản tỏi bằng baking soda
Bỏ tỏi vào túi nilong, bạn đổ một ít baking soda vào mẩu giấy nhỏ. Cố định chúng lại bằng dây thun, cột cùng với 2 miếng gừng. Đặt mẫu giấy có gừng vào túi tỏi, tỏi sẽ không nảy mầm nữa. Cuối cùng đừng quên buộc thật chặt túi tỏi lại, tránh để không khí bên ngoài vào nhé.
- Bảo quản tỏi trong bóng tối
Người bạn tốt nhất của tỏi là bóng tối. Nếu không có chỗ nào trong nhà luôn tối, bạn có thể cho chúng vào túi giấy có đục nhiều lỗ nhỏ để thoát khí. Bằng mẹo này, bạn có thể lưu trữ ở bất cứ đâu mà đáp ứng được nhu cầu về bóng tối của chúng.
3. Bảo quản gừng
- Bảo quản gừng bằng muối
Để tránh gừng bị nảy mầm thì bạn có thể sử dụng muối ăn.
Cách thực hiện: Bạn cho gừng vào túi ni lông và rắc lên mặt 1 ít muối. Sau đó buộc chặt túi nilong lại, ấn cho túi xì hết hơi.
- Bảo quản trong giấy bạc
Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần dùng một tờ giấy bạc quấn chặt quanh củ gừng tươi rồi để nơi thoáng mát là được.
- Bảo quản bằng cát
Dùng 1 cái xô đổ đầy cát vào, rồi vùi gừng vào trong xô cát rồi đặt xô ở nơi thoáng mát. Lưu ý cát phải là cát khô, không sẽ bị phản tác dụng khiến gừng nảy mầm.
4. Bảo quản khoai tây
- Bảo quản khoai tây bằng trái táo
Để bảo quản khoai tây được lâu hơn có thể bỏ 1 trái táo vào trong bịch nilon đựng khoai tây và buộc chặt lại, khi Ethlylene toả ra từ táo sẽ giúp khoai tây lâu nảy mầm, mặt khác táo lại tươi lâu hơn. Lưu ý không được để chung khoai tây và hành tây vì chúng khiến thúc đẩy quá trình nảy mầm của khoai tây.
- Bảo quản khoai tây nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời
Khoai tây không nên bảo quản trong tủ lạnh, mà nên để nơi thoáng mát trong túi lưới hoặc gỗ có lỗ thoáng khí. Bạn cũng có thể lót giấy báo bên dưới khoai tây để hút ẩm, như vậy khoai tây sẽ lâu nảy mầm hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2