Đời sống

Cách bảo quản thực phẩm ngày nắng nóng

Bạn hãy ghi nhớ những cách dưới đây để bảo quản thực phẩm trong ngày hè nắng nóng.

Nếu không muốn ung thư gan "bắt buộc" bạn cần tránh xa thực phẩm này / Top thực phẩm bé càng ăn càng phát triển trí não

Kiểm soát nhiệt độ của tủ lạnh, tủ đông

Cách bảo quản thực phẩm ngày nắng nóng

Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh không được vượt quá 5 độ C. (Nguồn ảnh: Internet)

Trong thời tiết nắng nóng, thực phẩm sẽ có thời hạn sử dụng dài hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông. Đặc biệt, thịt cá, thủy hải sản cần được giữ lạnh để không ôi thiu, biến chất.

Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh không được vượt quá 5 độ C, trong khi đó, tủ đông hoặc ngăn đá nên duy trì ở -15 đến -18 độ C. Bạn chỉ nên chuyển thịt cá từ ngăn đá xuống ngăn lạnh nếu có ý định chế biến trong ngày hôm sau.

Nhanh chóng cất thực phẩm vào tủ lạnh

Ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn, các chế phẩm từ sữa và thịt luôn được bảo quản lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, khi có ý định đi chợ, hãy mua những thực phẩm này sau cùng và về nhà ngay sau khi mua đồ.

Sau khi mang thực phẩm về nhà, bạn cần thực hiện các bước sơ chế cần thiết và cất ngay vào tủ lạnh, tủ đông.

 

Nguyên tắc 2 giờ – 4 giờ

Ngành công nghệ thực phẩm thường chế biến và để dành thức ăn theo nguyên tắc hai giờ – bốn giờ. Cụ thể, quy trình chế biến, cất giữ thức ăn sẽ bao gồm: rửa sạch, đun sôi, nấu chín kỹ thức ăn để tiêu diệt các vi sinh vật có mặt trong các thành phần nguyên liệu. Sau khi nấu chín và chứa vào trong các vật chứa sạch, thức ăn đã nấu chín phải được sử dụng trong vòng hai giờ. Trong đó, thức ăn nóng cần giữ trên lửa nhỏ để đạt khoảng 60 độ C. Nếu là thức ăn lạnh thì làm nguội nhanh bằng cách cho nước đá hoặc nước lạnh vào xung quanh dụng cụ chứa thức ăn rồi giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý, nhiệt độ tủ lạnh phải được điều chỉnh trong khoảng từ 0 – 5 độ C, tốt nhất là 4 độ C.

Trong trường hợp thức ăn dùng không hết, và muốn để lại để dùng tiếp cần lưu ý như sau: Nếu thức ăn đã được để ở nhiệt độ phòng trong khoảng hai giờ sau khi nấu thì có thể cho vào vật chứa kín và cất trong tủ lạnh. Trường hợp thức ăn đã được để ở nhiệt độ phòng từ hai đến bốn giờ sau khi nấu thì phải hâm nóng rồi làm nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Những thức ăn đã để ở nhiệt độ phòng trên bốn giờ sau khi nấu thì nên bỏ đi.

Bên cạnh đó, các chế phẩm “thanh trùng” như sữa thanh trùng dù chưa mở bao bì cũng phải được bảo quản trong tủ lạnh.

Tuân ngủ nguyên tắc để đồ ăn trong tủ lạnh

 

Cất thức ăn trong tủ lạnh cũng cần phải tuân thủ theo thứ tự từ ngăn trên cùng đến các ngăn dưới. Cần lưu ý thức ăn bảo quản càng lâu, chất dinh dưỡng bị mất càng nhiều.

Đối với các loại thức ăn đã được chế biến hoặc các món ăn liền, nên cất ở ngăn trên cùng trong phần tủ mát của tủ lạnh. Thời gian bảo quản của các loại thức ăn đã được nấu chín từ ba đến bốn ngày. Trường hợp các loại thịt chế biến như xúc xích, giăm bông nếu đã mở bao bì cũng từ ba đến bốn ngày, nếu chưa mở bao gói thì có thể đến một tuần. Các loại nước ép trái cây, nước giải khát bảo quản trong ngăn trên cùng ở bên cánh cửa hoặc trong ngăn thức ăn ăn liền. Nếu chứa trong ly cần đậy kín miệng hoặc dùng màng bọc thực phẩm phủ kín.

Riêng rau quả, nên đặt vào ngăn có hộc kéo khép kín trong tủ lạnh. Cần rửa sạch rau quả và để thật ráo nước trước khi bảo quản trong tủ lạnh, dùng giấy sạch gói lại, không dùng bọc ni lông sẽ khiến rau dễ bị hư.

Trước khi bảo quản thức ăn đông lạnh cần rửa sạch, phân chia thành từng phần vừa đủ cho một bữa ăn. Không bảo quản thịt nguyên tảng, hoặc khúc cá lớn nhằm tránh việc rã đông rồi đông lạnh trở lại. Việc đông lạnh trở lại này làm cho thịt cá bị mất nước trở nên khô, bị bở và dễ bị nhiễm vi sinh. Nhiệt độ trữ đông nên là 18 độ. Thời gian trữ có thể được một hoặc hai tháng.

Còn với các loại thực phẩm đã làm khô, như tôm khô, cá khô tốt nhất nên đóng gói chân không và bảo quản trong ngăn đông lạnh. Điều này giữ chúng khô ráo, không bị hút ẩm và không bị mốc.

 

Trứng gia cầm chứa rất nhiều vi sinh vật trên vỏ trứng. Nếu mua trứng công nghiệp được đóng gói và có thương hiệu thì tương đối an toàn vì đã được xử lý để khử trùng trên bề mặt vỏ trứng, do đó có thể cất vào trong ngăn riêng, chuyên dùng cho bảo quản trứng.

Nhưng nếu trứng mua lẻ ngoài chợ là trứng chưa được khử trùng bề mặt, thì cần phải cho vào trong bọc ni lông cột kín hoặc cho vào hộp đây kín nắp để tránh lây nhiễm sang thức ăn khác. Đối với trứng mua ngoài chợ không nên rửa trước khi cất vào tủ lạnh vì nước sẽ làm trôi mất lớp bảo vệ trên mặt trứng và các vi sinh vật sẽ theo nước ngấm vào bên trong trứng gây hỏng thối.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm