Đời sống

Cách chữa khàn tiếng nhanh và hiệu quả nhất

Nếu không chữa trị kịp thời, viêm thanh quản cấp tiến triển thành viêm thanh quản mạn tính, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Hãy tham khảo những mẹo chữa khàn tiếng sau đây

Top 10 mẹo sinh tồn truyền tai có thể khiến bạn chết ngay lập tức / Mẹo hay để bóc tỏi không cay và khử mùi sau khi ăn

Chanh muối giúp trị khàn tiếng

Chanh có tác dụng thanh nhiệt, trị khan tiếng, giải cảm rất hiệu quả. Có thể thực hiện theo 2 cách đơn giản như sau:

Cách 1: Vắt nước cốt chanh hòa với một ít muối khuấy đều trong nước ấm rồi súc miệng.

Cách 2: Ngâm chanh nguyên trái đã chần qua nước sôi với hỗn hợp muối, phèn chua, nước đun sôi để nguội. Ngâm trong khoảng 1-2 tháng là dùng được.

Mật ong và chanh tươi

Bạn lấy chanh, cắt nhỏ và ngâm vào một chén nhỏ mật ong để mật ong ngấm vào trong miếng chanh. Sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn có thể dùng để ngậm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Món ăn này không chỉ rất hiệu nghiệm mà còn cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh viêm họng, viêm thanh quản. Với các bạn nữ, đây không chỉ là bài thuốc mà còn là một món quà vặt ngon miệng.

Chữa viêm thanh quản, khản tiếng bằng mật ong hấp lá hẹ

Bạn đem khoảng 3 tới 5 chiếc lá hẹ, rửa sạch và để ráo nước, thái nhỏ và trộn đều với mật ong. Sau đó bạn đem hấp hoặc đun cách thủy hỗn hợp cho tới khi nhừ đều lá hẹ. Trước khi dùng bạn nên hâm nóng hỗn hợp. Mỗi ngày bạn dùng khoảng 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Bạn không nên nuốt ngay mà nên ngậm một lúc rồi để hỗn hợp trôi vào họng.

Gừng chữa khàn tiếng

 

Chỉ cần pha ít trà, thêm vài lát gừng vào ngâm khoảng 10 phút rồi thưởng thức hoặc làm món mứt gừng để nhâm nhi vừa ngon, vừa giúp thanh giọng, giải cảm, trị khàn tiếng.

Sử dụng lá húng chanh

Tinh dầu của lá húng chanh có tác dụng sát khuẩn, chữa ho, viêm họng, khàn tiếng, tiêu đàm giải cảm rất tốt.

Một số lưu ý khi chữa khàn tiếng

Nếu bị khàn tiếng không rõ nguyên nhân, bị lâu ngày hoặc đi kèm sốt, buồn nôn…, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

 

Khi cổ họng có dấu hiệu bị đau, nên hạn chế việc giao tiếp với những người xung quanh.

Việc súc miệng hàng ngày với nước muối hoặc nước súc họng rất cần thiết, giúp bảo vệ thanh quản hiệu quả.

Hạn chế ở trong môi trường máy lạnh hoặc nơi gió lớn quá nhiều. Chú ý mặc quần áo đủ ấm, che chắn vùng cổ cần thận, kín gió.

Không nên hút thuốc, nhất là trong thời gian khàn tiếng.

Hạn chế uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Tốt nhất nên bỏ thói quen uống nước đá vì gây ảnh hưởng đến cổ họng và dây thanh quản.

 

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng trong những lúc giao mùa hay thời điểm dịch bệnh dễ bùng phát.

Thường xuyên uống đủ nước để cổ họng đủ ẩm, không bị khô rát.

Thực hiện các phương pháp điều trị khàn tiếng đúng cách, đều đặn cho đến khi khỏi hẳn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm