Cách đơn giản giúp bạn phân biệt dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc
Bí quyết phân biệt rau củ quả Trung Quốc / Cách phân biệt đu đủ ngâm hóa chất và đu đủ chín tự nhiên vô cùng đơn giản
Cụ thể, dâu tây Đà Lạt có hình dáng quả không đồng đều, kích thước quả vừa phải, không quá to, quả mềm, không nhẵn mịn. Trong khi đó dâu Trung Quốc, có độ đồng đều cao, quả to, quả có độ cứng, mịn.
Hình ảnh phân biệt các loại dâu tây.
Về màu sắc, dâu tây Đà Lạt có màu đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng. Dâu tây Trung Quốc lại cho màu đỏ sậm từ đầu đến cuống, trông rất đẹp mắt.
Dâu Tây Đà Lạt có hình dáng quả không đồng đều, kích thước vừa phải, quả mềm, không nhẵn mịn. Còn dâu Tây Trung Quốc có quả to, cứng, mịn, sự đồng đều giữa các quả cao.
Khi ăn, dâu tây Đà Lạt có mùi thơm đặc trưng và chua thanh, còn dâu tây Trung Quốc bở và không có mùi thơm.
Khi bổ ra, có thể thấy bên trong dâu tây Đà Lạt có màu đỏ nhạt xen màu trắng, còn dâu Tây Trung Quốc có màu đỏ đậm và không có màu trắng.
Hình ảnh khi bổ đôi các quả dâu tây.
Nhiều người còn nêu cách nhận biết là dâu tây Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không hề bị héo hay thối quả, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày.
Quả dâu tây được người Pháp đưa tới Đà Lạt trồng vào thập niên 40 của thế kỷ 20. Thổ nhưỡng ở đây cho chất lượng và vị của quả dâu rất đặc biệt.
Đặc tính sinh trưởng của dâu tây thích hợp với khí hậu ôn đới. Trái dâu tây có màu đỏ, quả mềm, vị ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng nên rất được nhiều người ưa thích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng

Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe