1. Làm sao để biết con bị thừa cân, béo phì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân và béo phì là tình trạng mỡ được tích lũy quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thực tế là không khó để nhận biết một trẻ bị béo phì. Tuy nhiên, để được đánh giá chính xác và cụ thể tình trạng béo phì của trẻ, bạn nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thăm khám, kết luận. Bác sĩ sẽ đo chỉ số cơ thể (BMI) của trẻ, đánh giá sự chênh lệch giữa cân nặng của trẻ so với cân nặng tiêu chuẩn đang nằm ở mức nào. Trong quá trình xác định BMI, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến các yếu tố như độ tuổi và mức tăng trưởng của trẻ.
Nếu bác sĩ kết luận con bạn bị béo phì, bé có thể phải tiến hành các xét nghiệm thăm dò như:
Rối loạn mỡ máu: Nồng độ cholesterol, triglyxerit có thể tăng
Rối loạn đường huyết và dung nạp glucose
Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận; tuyến giáp, tuyến yên…
Thăm dò tìm nguyên nhân béo phì: chụp sọ não, siêu âm ổ bụng…
2. Cách giảm cân cho trẻ béo phì
Sắp xếp bữa ăn hợp lý cho trẻ
Theo mẹo giảm cân cho trẻ béo phì nhanh và an toàn nhất, nếu như trước đây cha mẹ thường cho con ăn cùng bữa cơm với gia đình và chỉ ăn 3 bữa chính một ngày. Thì với thực đơn giảm cân của con cha mẹ nên sắp xếp lại bữa ăn một cách khoa học hơn. Nên cho con ăn nhiều bữa hơn, chia nhỏ thực phẩm cho từng bữa ăn và không để trẻ ăn quá no. Mẹ nên cất bớt những thực phẩm hoặc thức ăn của gia đình để bé không nhìn thấy và không có cảm giác thèm ăn.
Cân bằng lượng dinh dưỡng
Giảm béo cho trẻ không có nghĩa chúng ta cắt bớt khẩu phần ăn của trẻ, mà vẫn cần đảm bảo đầy đủ lượng dinh dưỡng. Nên thay những món rán, chiên và món ăn nhiều dầu mỡ bằng cách hấp, luộc, rang… Thay các loại thịt nhiều chất béo bằng thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gà, cá nạc tôm… Nhưng liều lượng thì giảm bớt một chút và tăng rau xanh hoa quả cho bữa ăn của con. Đây được xem là cách giảm cân cho trẻ béo phì đơn giản và an toàn.
Đặt mục tiêu giảm cân vừa với khả năng của bé
Giảm cân là một quá trình dài với nhiều thử thách và đầy gian khổ. Do đó, cách giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả là bạn nên đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng của trẻ. Đối với trẻ béo phì, mức giảm khoảng 0,5kg cân nặng trong 1 tuần là một mục tiêu lý tưởng. Nếu đạt được mục tiêu này, bé sẽ có niềm tin rằng giảm cân không phải là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nếu sau một tháng, bé giảm được số cân nặng đã đề ra, bạn hãy tiếp tục khuyến khích bé bằng cách mua cho bé bộ vợt cầu lông hoặc đôi giày đi bộ mới…
Lập biểu đồ để theo dõi tiến độ giảm cân của trẻ
Bạn hãy lập biểu đồ giảm cân của con và dán lên tường trong phòng của trẻ. Cứ đều đặn mỗi tuần hoặc mỗi tháng, hãy ghi lên biểu đồ mức cân nặng mà bé đã giảm được. Dần dần, con sẽ nhận ra những gì mà con đã đạt được và có động lực để theo đuổi nhiệm vụ khó khăn này.
Khen thưởng khi trẻ có những thay đổi hướng tới sự cân bằng trong ăn uống
Bạn có thấy việc khen thưởng thường có tác động rất lớn đối với mọi người? Do đó nhằm giúp bé có thêm động lực duy trì chế độ ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân, bạn nên có chế độ khen thưởng để khích lệ. Chẳng hạn như nếu bé uống nước lọc thay vì nước ngọt, soda, ăn trái cây thay vì ăn snack, bánh ngọt… trong suốt một tuần, hãy thưởng cho bé một buổi đi xem phim hoặc món đồ chơi, cuốn sách bé thích…
Lưu ý bạn không nên dùng đồ ăn, bánh kẹo, đồ uống hay bất kỳ loại thực phẩm nào để làm phần thưởng cho bé. Nguyên do là những thứ này có thể khiến kế hoạch giảm cân cho trẻ mà bạn dày công xây dựng bị “sụp đổ”.