Cách giữ ấm chân tay cho trẻ vào mùa đông
Mua nho cứ nhắm trúng điểm này, đảm bảo ngon ngọt lại không sợ nhúng thuốc bảo quản / Điểm tâm nhanh gọn cho bữa sáng với bún mọc dọc mùng chuẩn vị
Hiện tượng trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông
Mùa đông, nhiều trẻ thường bị lạnh chân tay.Bởi ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh.
Chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân có phần khó khăn hơn so với các bộ phận khác. Trong điều kiện nóng lạnh thất thường của miền Bắc, chân càng dễ bị thương tổn hơn.
Ảnh minh họa.
Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn.
Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.
Ngâm chân bằng nước ấm 40 độ C
Chân tay trẻ bị lạnh, toàn thân cũng sẽ lạnh. Bạn nên giúp trẻ ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu và làm toàn thân ấm lên nhanh chóng. Mỗi lần ngâm chân 20 phút bằng nước ấm và xoa bóp bấm huyệt cho bàn chân để đả thông kinh mạch.
Ngâm chân tay trong nước ấm cũng là cách khiến cho con bạn có 1 giấc ngủ sâu hơn.
Chữa bằng vỏ quýt
Trang Dân trí cho biết, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chất Hesperidin trong chiết xuất của vỏ quýt, quất nếu thêm vào trong nước uống hàng ngày thì có thể cải thiện hiện tượng chân tay lạnh ở nữ giới.
Bạn có thể cho bé gái uống nước chiết xuất từ vỏ quýt giúp trẻ tăng nhiệt độ trong cơ thể và giữ ấm chân tay trong mùa đông.
Mua tất chân, găng tay bằng chất liệu cotton, len
Những đôi tất tay và tất chân làm làm từ cotton và len không chỉ đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân.
Theo Đại lộ, những đôi tất tay và tất chân làm làm từ cotong và len không chỉ đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, giữ được khô ráo, thoải mái cho chân và tay của chúng ta. Bạn nên mua tất chân, găng tay bằng chất liệu co-tong, len để đảm bảo trẻ được ấm áo khi ra khỏi nhà.
Chế độ dinh dưỡng giàu calo
Thời tiết lạnh giá để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng, hạn chế ăn uống có tính lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ nóng vì chúng có thể gây viêm loét nhiệt miệng.
Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt.
Cọ xát tay chân
Bạn cần dạy trẻ chà xát chúng với nhau để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm khi trẻ đang hoạt động bên ngoài.
Đảm bảo ngủ đủ
Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
Điều mẹ nên tránh
Mẹ không nên bịt kín chân tay cho bé vì nóng quá làm bé bị đổ mồ hôi tay, chân, mồ hôi thấm ngược trở lại, bé sẽ bị lạnh.
Mẹ không nên cởi tất của bé, dù bé đang bị sốt vã mồ hôi. Mẹ chỉ nên nới bớt quần áo khi bé sốt.
Mẹ tránh để bé đi chân đất trên sàn đá lạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn