Đời sống

Cách làm mứt dừa non ngũ sắc ngon bất bại, sên mẻ nào kết tinh mẻ đó

Mứt dừa non dẻo thơm, ngọt ngào, lại có nhiều màu đẹp mắt thế này chắc chắn ai cũng thích.

Mẹo làm mứt cà rốt thơm ngon mềm dẻo rộn ràng đón Tết / Cách lựa chọn mứt, hạt dưa và bánh kẹo an toàn ngày Tết

Mứt dừa là một trong những món mứt truyền thống không thể thiếu ngày Tết. Trước đây, mứt dừa đơn giản được dùng từ cùi dừa già, hơi khô thì nhiều năm nay, cùi dừa non cũng được sử dụng để làm mứt. Mứt dừa non vừa mềm, dẻo, thơm, ngọt béo đem lại cảm giác thú vị riêng cho người thưởng thức. Không chỉ thế, mứt dừa còn được thay đổi thêm màu sắc, hình dáng để tăng sức hấp dẫn. Chẳng hạn như mứt dừa non hình hạt lựu, mứt dừa hình hoa cúc...

Nếu bạn có đam mê và thích làm mứt dừa non cho ngày Tết, hãy tham khảo công thức dưới đây của chị Hà Huyền Trang (Hà Nội) nhé, đảm bảo ai ăn cũng phảimê mẩn mãi không thôi.

Chị Hà Huyền Trang

Nguyên liệu:

- Cùi dừa non: 1kg

- Đường: 500gr

- Màu vàng: Hạt dành dành

- Tím: Bột khoai môn

- Xanh lá: Matcha (bột trà xanh)

- Xanh nước biển: Hoa đậu biếc

- Đỏ: Bột gạo đỏ

- Vani

Cùi dừa non làm mứt

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế và thái cùi dừa

Mứt dừa non có nhiều cách thái. Bạn có thể thái sợi to, dày và dài hoặc thái hạt lựu hay thái miếng để xếp thành bông hoa cúc tùy ý.

- Nếu thái sợ, thì bạn có thể đo miếng dừa dài cỡ 1 ngón tay, độ dày thì có thể bằng chiếc đũa ăn cơm để cảm nhận được đổ dẻo của dừa non, rất ngon.

- Nếu thái hạt lựu, bạn xắt miếng cùi dừa thành các miếng vuông cỡ 2 x 2cm.

- Còn nếu thích làm mứt dừa thành hình hoa cúc, thì hãy thái miếng cùi dừa thành hình chữ nhật, cỡ 6 x 4cm. Sau đó, từ miếng mứt dừa này, chẻ thành các miếng đều nhau, không quá dày cũng không quá mỏng. Nhớ chừa lại khoảng 0,5cm để chúng không đứt rời hoàn toàn ra khỏi miếng dừa.

Bước 2: Rửa và chần cùi dừa

- Sau khi thái xong, đem các loại cùi dừa rửa sạch 2-3 lần với nước để loại bỏ bớt phần dầu dừa.

- Đun sôi 1 nồi nước, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 2-3 phút. Sau đó đổ ra rổ, để ráo nước.

Bước 3: Ngâm đường

- Đổ đường vào ngâm cùng dừa khi đường tan hẳn, bạn có thể để qua đêm đều được. Điều đặc biệt bạn cần nhớ tỉ lệ đường với cùi dừa. Với mỗi 1kg cùi dừa nên sử dụng từ 400g - 500g đường thì đường mới kết tinh được. Nếu ít đường quá mứt khó kết tinh, nếu nhiều đường mứt sẽ quá ngọt và bị cứng.

Lưu ý: khi ngâm bạn có thể chia dừa thành các phần bằng nhau để riêng, lúc sau thêm màu vào cho dễ.

Bước 4: Pha các màu

Pha các màu ra bát nhỏ:

- Màu vàng hạt dành dành: Cho hạt dành dành vào bát nước ấm, đợi 5-10 phútsẽ ra đượcmàu vàng đậm. Lọc hạt chỉ lấy nước màu.

- Màu xanh cô ban: Chohoa đậu biếc vào bátnước ấm, cũng để 5-10 phút cho được màu xanh đậm. Lọc hoa lấy nước.

- Màu tím: Là bột khoai môn nguyên chất nên phải cho nhiều nước hơn vì nó rất đặc. Cho bằng nước lọc thường nhé.

- Màu xanh lá: Pha bột trà xanh với bát nước lọc để ra màu xanh.

- Màu đỏ: Pha chút bột gạo đỏ với bát nước lọc.

Sau khi pha xong màu, đổ các phần màu riêng này vào các phần dừa đang ngâm đường để chúng ngấm màu và cũng ngâm qua đêm cùng với đường luôn.

Bước 5: Sên mứt dừa

- Cho cùi dừa đã ngâm với đường đã ngâm nước màu vào chảo chống dínhđể sên. Lưu ý, sên mỗi loại màu mứt dừa riêng để không bị lẫn màu và vị.

- Đun sôi ở mức lửa vừa phải. Khigần cạn nước, hạ nhiệt xuốngmức nhỏ nhất. Không được để lửa to sẽ dễ cháy mứt.

- Đảo đều tay liên tục cho đếnkhi bạn cảm thấy nặng tay, đường sệt lại, có dấu hiệu kết tinh và bám trắng ở thành chảo và đáy chảothì lập tức tắt bếp. Lúc này bạn có thể thêm vài giọt vani vào cho thơm. Do chảo vẫn còn đang rất nóng nên phải tiếp tục đảo để mứt dừa kết tinh hoàn toàn.

Nếu bạn đợi mứt kết tinh hoàn toàn rồi mới tắt bếp thì trong khi chảo vẫn còn đang nóng, mứt dừa rất dễ bị cháy.

- Khi mứt dừa kết tinh hoàn toàn, lúc này mứt dừa hoàn toàn khô ráo.

- Nếu nhà có lò nướng, bạn cho mứt dừa dàn mỏng,xếp vào lò nướng, để nhiệt độ ở 100 độ C,mở cửa lò,sấy trong 30 phút. Trong lúc đợi sấy một mẻ thì bạn có thể tiếp tục sên mứt dừa mẻ khác. Múc đích của việc sấy này làm mứt dừa khô hoàn toàn, tránh bị chảy nước về sau và mứt có thể để được lâu.

Lưu ý: Riêng mứt dừa hoa cúc, sau khi sên xong, mứt vẫn còn đang nóng, dùng tay uốn cong các miếng dừa đã chẻ, cài vào khe giữa của 2 cánh là tạo ra một cánh hoa. Làm tương tự đến hết. Phải làm lúc nóng thì mứt dẻo mới dễ uốn, đợi khô mới uốn cánh hoa rất dễ bị gẫy.

Nếu nhà không có lò nướng, sau khi sên xong, bạn có thể rải mứt dừa ra tờ báo rồi bật quạt, quạt khoảng 30 phút đến 1 tiếng để mứt dừa nguội và khô, tránh bị chảy nước về sau nhé.

Khi mứt dừa đã được sấy khô, cho vào túi nilon buộc kín hoặc lọ thủy tinh đậy kín để ăn dần nhé! Sắp đến Tết bạn có thể chuẩn bị làm mứt dừa từ bây giờ để dành đãi khách. Mứt dừa non dẻo thơm, ngọt ngào, lại có nhiều màu đẹp mắt thế này chắc chắn ai cũng thích.

Chúc các bạn thành công!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm