Đời sống

Cách làm sinh tố bơ chuối giúp trẻ tránh bị táo bón

Vào ngày hè nóng nực, nhất là thời điểm trái bơ vào mùa, nhiều cha mẹ lựa chọn dùng bơ làm sinh tố cho bé ăn kèm với chuối để giảm táo bón hiệu quả.

3 cách làm trứng muối tại nhà đơn giản, đảm bảo thành công ngay từ lần đầu / Bật mí cách làm mờ sẹo mụn với nguyên liệu sẵn có tại nhà

Cách làm sinh tố bơ chuối giúp trẻ tránh bị táo bón - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Trẻ bị táo bón sẽ trở nên biếng ăn, quấy khóc. Thậm chí nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày dễ biến chứng thành các bệnh khác nguy hiểm đến tính mạng của bé. Cha mẹ hãy lựa chọn dùng bơ làm sinh tố cho bé ăn kèm với chuối để giảm táo bón hiệu quả.

Bơ là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, ngon và rất phong phú. Ngày nay, bơ đã trở thành một loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong số những người có ý thức về bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Nó thường được gọi là một siêu thực phẩm, điều này hoàn toàn không gây ngạc nhiên vì các đặc tính sức khỏe của nó.

Theo nghiên cứu, trong 100 gram bơ có chứa các chất dinh dưỡng như:Vitamin K; Folate;Vitamin C;
Kali; Vitamin B5; Vitamin B6; Vitamin E.

Chuối cũng là loại quả bổ dưỡng. Theo các chuyên gia, các thành phần dinh dưỡng trong chuối có kích cỡ trung bình (100 gam): 89 calo, 75% nước, 1,1 gam protein, 22,8 gam carbohydrate, 12,2 gam đường, 2.6 gam chất xơ, 0,3 gam chất béo.

Do sinh tố bơ chuối là sự kết hợp giữa 2 loại quả là quả bơ và quả chuối nên chúng có đầy đủ các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

 

Đặc biệt vào mùa hè, là mùa của bơ nên chúng được thu hoạch và bày bán khá nhiều trên thị trường. Các bậc cha mẹ nên tận dụng thời điểm này để cho bé ăn bơ và tận hưởng những hiệu quả mà chúng mang lại, đặc biệt trong việc nhuận tràng, điều trị táo bón.

Theo đó, bơ là loại quả đứng đầu về hàm lượng chất xơ, rất tốt cho người bị táo bón. Kali có trong chuối có tác dụng giúp cơ ruột hoạt động hiệu quả. Do đó, nên bổ sung cho bé mỗi ngày một cốc sinh tố bơ chuối để phòng tránh táo bón cho bé.

Xác định trẻ bị táo bón

Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa là tình trạng đi tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài không kèm theo bất thường giải phẫu học hoặc sinh hóa. Số lần đi tiêu < hoặc bằng 3 lần/tuần. Tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành táo bón mạn tính.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ được coi là bị táo bón nếu dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần)với trẻ lớn Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Bị sa trực tràng do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm