Đời sống

Cách nặn mụn đầu đen không để lại sẹo thâm

Không gây đau, không để lại sẹo thâm nếu bạn làm đúng quy trình nặn mụn đầu đen dưới đây.

Mẹo hay khử mọi độc tố trong măng nhanh chóng mà đơn giản không ngờ / Nấu ăn nhanh hơn gấp 3 lần bằng những mẹo đơn giản

Mụn đầu đen là mụn gì?

Cách nặn mụn đầu đen không để lại sẹo thâm

Bạn có thể trị mụn đầu đen tại nhà.

Mụn đầu đen là tình trạng da xuất hiện những đốm mụn đầu đen li ti khiến da trở nên sỉn màu. Mụn đầu đen ở mũi, cằm, má, lưng, ngực, những nơi có lỗ chân lông to.

Mụn đầu đen thường có kích thước nhỏ với phần nhân đen trồi lên trên bề mặt gây mất thẩm mĩ. Tuy nhiên, mụn không có dấu hiệu sưng viêm, đau nhức.

Cách nặn mụn đầu đen an toàn tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị

Dụng cụ nặn mụn đầu đen như cây nặn mụn, nhíp nặn mụn… (không nên nặn mụn bằng tay hay móng tay)
Tăm bông/ bông tẩy trang sạch.

 

Khăn bông mềm và sạch.

Nước hoa hồng hoặc astringent.

Gương

Bước 2: Xác định mụn đầu đen

Cách nặn mụn đầu đen của bạn có hiệu quả tới đâu mà đối tượng được nhắm đến – tức mụn đầu đen – không chính xác thì cũng không có kết quả, thậm chí là làm da tổn thương nhiều hơn. Thông thường, mụn đầu đen sẽ tập trung ở các khu vực có nhiều tuyến dầu như mũi, má, trán… song hãy phân biệt chúng với sợi bã nhờn (bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông) vì việc loại bỏ nhầm vừa không giải quyết được vấn đề vừa gây hại cho da.

 

Bước 3: Làm sạch da và xông mặt

Chuẩn bị một làn da sạch sẽ và làm mềm vùng da cần nặn mụn là bước cần thiết với mọi cách nặn mụn đầu đen hiệu quả và an toàn. Vì vậy, hãy đảm bảo quy trình của bạn có đủ 2 bước sau:

Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ hết cặn bẩn, dầu thừa, tạp chất… giúp việc nặn mụn diễn ra thuận lợi hơn đồng thời tránh nguy cơ khiến vết nặn mụn bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng.

Xông mặt với hơi nước nóng (máy xông mặt, nước xông mặt tự làm) để làm mềm da, nới lỏng cặn bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông giúp việc loại bỏ trở nên dễ dàng hơn cũng như hạn chế tối đa việc làm tổn thương da.

Bước 4: Rửa tay và vệ sinh dụng cụ nặn mụn

 

Để ngăn chặn sự lây lan của bụi bẩn, vi khuẩn… cũng như tình trạng nhiễm trùng thì chúng ta buộc phải thực hiện nghiêm túc việc rửa tay với xà phòng và vệ sinh dụng cụ nặn mụn với cồn y tế.

Bước 5: Nặn mụn đầu đen

Cách nặn mụn đầu đen bằng tay

Dùng bông tẩy trang, gạc hoặc khăn giấy sạch để tạo thành rào cản giữa tay và mụn đầu đen. Lưu ý không nên dùng móng tay nặn mụn trong mọi trường hợp.

Nặn mụn đầu đen bằng cách đặt ngón tay ở bên cạnh nốt mụn nhưng không quá gần và không ấn trực tiếp lên nốt mụn để loại bỏ hết được nhân từ các lớp sâu hơn của da. Tạo áp lực nhẹ và đều xuống từ phía bên mụn đầu đen đồng thời di chuyển các ngón tay nhằm tạo điều kiện đẩy tạp chất lên cũng như tránh để lại vết trên da.

 

Khi mụn đầu đen bắt đầu bật ra, giảm lực rồi sử dụng thao tác kéo nhẹ lên (ngược với thao tác nặn) để giảm thiểu nguy cơ đẩy ngược tạp chất vào sâu trong da. Dùng tăm bông/ bông tẩy trang sạch để lau sạch phần nhân mụn vừa được loại bỏ và các vùng da xung quanh.

Nếu thao tác trên không hoạt động thì có nghĩa là nốt mụn đầu đen của bạn vẫn chưa thể được loại bỏ, việc cố gắng tác động sẽ làm tăng nguy cơ để lại thâm sẹo nên tốt nhất là hãy cho da thời gian hồi phục (vài ngày) trước khi thực hiện lại.

Cách nặn mụn đầu đen bằng dụng cụ nặn mụn

Đặt cây nặn mụn/ nhíp nặn mụn lên da sao cho nốt mụn đầu đen lọt vào giữa vòng tròn/ 2 bên đầu nhíp. Trong đó, thân cây nặn mụn song song với bề mặt da, thân nhíp nặn mụn vuông góc với vị trí nặn và đầu nhíp tiếp xúc với da là phần đầu cong.

Nhẹ nhàng ấn vào phía bên của mụn cho đến khi chúng bắt đầu bật ra, khi đó, nhớ áp dụng lực chậm và đều tay đồng thời đổi thao tác kéo mụn ra (ngược hướng nặn mụn) khi có thể. Dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang để vệ sinh sạch vùng da vừa nặn mụn.

 

Với trường hợp việc chiết xuất mụn không dễ dàng thì đừng cố gắng tiếp tục, hãy cho da thời gian hồi phục trước khi thử lại.

Bước 6: Làm sạch và làm dịu da bằng toner hoặc astringent

Sau khi áp dụng xong 1 trong 2 cách nặn mụn đầu đen ở trên và thành công, hãy lau nhẹ vùng da nặn mụn bằng nước hoa hồng hoặc astringent để làm dịu, tiêu diệt vi khuẩn, loại sạch cặn bẩn và giúp lỗ chân lông thông thoáng, se mịn hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm