Cách nấu bún bò giò heo ăn hoài mà không ngán cho bữa sáng sau Tết
4 loại cá càng ăn càng "độc": Món số 3 chỉ cần ăn 1kg hại như hút 250 điếu thuốc / 7 món ăn sáng 'tốt hơn nhân sâm' bổ gấp trăm lần bún phở, có lợi cho gan mà bạn nên ăn mỗi ngày
Chia sẻ cách nấu bún bò giò heo sẽ là bí quyết giúp các các bạn biết thêm được một món ăn nữa có nguồn gốc từ xứ Huế mộng mơ. Với nguyên liệu chính từ những chiếc giò heo, kết hợp với bắp bò tươi ngon cùng các loại gia vị và rau tươi ăn kèm đã tạo thành một món ăn không thể nào quên ngay từ lần nhấp nháp chút nước lèo đầu tiên. Nếu ai đã từng mê mẩn với món bún bò thì đừng chần chờ gì nữa mà không đi chợ tìm mua nguyên liệu và vào bếp để trổ tài làm món bún bò giò heo đãi gia đình vào những ngày cuối tuần. Tin chắc rằng với công thức có một không hai được giới thiệu trong bài viết này chắc chắn các bạn sẽ làm thành công món ăn tuyệt vời này.
Cách 1
Bún rối 400g (làm được 5 bát bún)
Trứng cút 20 quả
Dọc mùng 4 cây
Xương ống 1kg
Móng giò 2 chiếc
Thịt chân giò
Thịt nạc
Rau: rau thơm, rau mùi, hành tươi, mộc nhĩ.
Gia vị: Hạt nêm, muối, mì chính.
Cách làm
Bước 1: Xương ống: Bạn rửa sạch cho vào nồi ninh vừa nước để ăn, khi sôi nhớ vớt bỏ bọt, nêm gia vị vừa ăn để làm nước dùng bún.
Bước 2: Móng giò: Rửa sạch, sát muối, cho vào ninh nhừ (cho ít nước thôi vì đã có nước xương làm nước dùng bún rồi). Ninh bằng nồi áp suất khoảng 30 phút là chín nhừ, khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Móng giò chín nhừ vớt ra để riêng.
Bước 3: Trứng cút: Bạn rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, bóc vỏ để riêng ra bát.
Bước 4: Thịt chân giò: Rửa sạch cho vào luộc chín, thái miếng vừa ăn (thịt chân giò cứ để cả miếng luộc cũng được nhé).
Bước 5: Làm mọc: Băm thịt nạc ra, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ, hành tươi băm nhỏ, trộn vào viên thành viên, cho vào nồi nước xương ống luộc chín.
Bước 6: Dọc mùng: Tước vỏ, tước sơ, thái chéo miếng vừa ăn. Cho muối vào xóc để khoảng 15 phút, bạn đeo găng tay vào bóp cho dọc mùng mềm và ngấm muối. Cho dọc mùng ra rửa lại với nước nhiều lần, vừa rửa vừa bóp cho ra hết muối và phần nước làm ngứa đi nhé. Sau đó bóp khô nước.
Chuẩn bị một nồi nước sôi, cho dọc mùng vào trần qua rồi vớt ra, để nguội lại dùng găng tay bóp khô nước. Như vậy là dọc mùng đã có thể ăn ngon được rồi. Để riêng ra bát.
Bước 7: Rau: rau thơm, hành tươi rửa sạch thái nhỏ. Bún trần qua nước sôi, để ráo.
Vậy là chúng ta có phần nguyên liệu tổng hợp, sẵn sàng cho việc sắp xếp thành một bát bún móng giò cực ngon rồi đấy.
Bước 8: Cho bún vào bát, xếp thịt, mọc, dọc mùng, móng giò vào, rắc hành, rau thơm lên trên. Chan nước xương nóng hổi vào và thưởng thức bát bún ngon lành luôn nào!
Ảnh minh hoạ |
Cách 2
1/2kg giò heo
1kg bún tươi
300g tiết
Cà chua cắt múi cau: 2 quả
Cải trắng cắt khúc 2cm: 1 củ
Cà rốt tỉa hoa: 1 củ
Hành tím băm, hành ngò, rau xà lách, rau thơm, giá
Tiêu, đường, màu dầu điều
Cách làm:
– Giò heo chặt miếng vừa ăn, ướp với 1 muỗng hạt nêm để thấm.
– Phi thơm hành tím băm, cà chua với 1 muỗng dầu điều, cho giò heo vào xào sơ, nêm 1 muỗng hạt nêm, 1/2m tiêu, 1 muỗng đường, tắt lửa.
– Cho toàn bộ qua nồi áp suất, thêm 2 lít nước và cà rốt, củ cải trắng vào, nêm thêm 2/3 chén Giấm gạo, 4 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt và 1 muỗng đường. Đậy nắp hầm trong 7 phút – Không hầm quá lâu, giò heo sẽ bị giừ mất ngon.
– Trụng bún qua nước sôi. Sau đó xếp rau, giá, hành ngò lên. Xối nước dùng kèm giò heo vào tô, ăn kèm chanh ớt và nước mắm tùy vị.
Vậy là cách nấu bún móng giò ngon đậm đà khi ăn phải mê liền đã hoàn thành, tuy chuẩn bị hơi nhiều nguyên liệu một chút nhưng khi thưởng thức thì khỏi chê luôn nhé, cực ngon luôn ý, ăn no mà không biết chán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?