Đời sống

4 loại cá càng ăn càng "độc": Món số 3 chỉ cần ăn 1kg hại như hút 250 điếu thuốc

Cá được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại cá nào cũng tốt cho sức khỏe.

4 việc nên làm vào buổi tối để có được body thon gọn, nuột nà / 4 sai lầm khi ăn dưa leo khiến bạn dễ ngộ độc, rước thêm bệnh

Cá sống

Các loại gỏi cá, sashimi là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên chúng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho con người. Người ăn cá sống có thể bị nhiễm sán lá gan. Loại ký sinh trùng này có thể sống trong cơ thể người 20-30 năm.

Khi hoạt động ở vùng gan mật nó có thể gây ra tình trạng viêm ống mặt, tăng sản mô, teo tế bào gan, cuối cùng là dẫn tới ung thư.

Đáng nói, khỏng 1/3 bệnh nhân nhiễm sáng lá gan không được phát hiện sớm vì bệnh không có biểu hiện rõ ràng.

Cá chiên

4-loai-ca-cang-an-cang-doc-01

Ảnh minh họa

Cá là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng cách chế biến không phù hợp có thể sinh ra độc tố không tốt cho sức khỏe.

Khi chiên cá, phần mỡ sẽ nhanh chóng bị oxy hóa và tạo thành benzopyrene và các chất có hại khác. Ăn quá nhiều món này có thể làm tăng nguy cơ suy tim, ung thư thực quản.

Quá trình chiên ở nhiệt độ cao cũng phá hủy các protein, vitamin, khoáng chất có trong thịt cá.

Cá muối mặn

Cá muối mặn là một trong những món ăn không tốt cho sức khỏe.

Các loại cá muối mặn kiểu Trung Quốc được WHO xếp vào danh sách những món gây ung thư hàng đầu, đặc biệt là ung thư vòm hòng.

 

Thậm chí, một số chuyên gia chứng minh rằng, ăn 1kg cá muốikiểu Trunghại như việc hút 250 điếu thuốc.

Nguyên nhân là do các thực phẩm bảo quản bằng muối thường giàu nitrite. Chỉ cần tiêu thụ 0,3 đến 0,5 gram nitrite cũng đủ gây ngộ độc. Nạp hơn 3 gram nitrite vào cơ thể có thể gây tử vong.

Nitrite có thể phản ứng với protein amin để tạo thành nitrosamine. Đây là chất ung thư cực mạnh.

Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Các biển sâu, cá sống lâu năm hoặc cá sống ở vùng nước bị ô nhiễm thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn so với các loại cá khác.

 

Khi tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không gặp các phản ứng bất lợi. Tuy nhiên, thủy ngân tích tụ lâu dài trong người có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Cá thu, cá ngừ, cá kình là một số loại cá quen thuộc thường có hàm lượng thủy ngân cao.

Theo khuyến cáo của một số chuyên gia, đối với các loại cá có khả năng chứa nhiều thủy ngân như cá thu, người lớn chỉ nên ăn 200 gram/tháng, trong khi đó trẻ nhỏ chỉ được ăn khoảng 100 gram; đối với cá ngừ, người lớn có thể ăn 100 gram/tháng, còn trẻ nhỏ không nên ăn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm