Đời sống

Cách xử lý thực phẩm sau Tết khoa học để đảm bảo sức khỏe các bà nội trợ nên biết

Sau dịp nghỉ Tết thì điều lo lắng nhất của các bà nội trợ là làm sao để bảo quản thức ăn thừa không bị hỏng.

Thịt bò vô cùng ngon và bổ dưỡng khi kết hợp với những thực phẩm này / Cách uống nước chanh mật ong tốt nhất trong ngày lạnh

Sau Tết thường mỗi nhà đều thừa lại rất nhiều thực phẩm phổ biến như bánh chưng, thịt gà, trái cây… Hãy xử lý thực phẩm theo những gợi ý sau đây để vừa tận dụng được thức ăn thừa, vừa an toàn sức khỏe:

Bánh chưng

Ảnh minh họa.

Hầu hết các loại thức ăn còn thừa đem chế biến lại bằng cách chiên lên sẽ để được lâu hơn là để luộc. Bánh chưng để lâu một là sẽ bị lại gạo, cứng hoặc không sẽ bị mốc ở phần vỏ lá. Cách tốt nhất đối với bánh chưng chưa ăn hết nên để vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể mang đồ lại để bánh mềm, hoặc có thể cắt miếng mỏng đem chiên vàng giòn.

Gà luộc

Phong tục cúng gà vào dịp đầu năm đã có từ lâu của nhiều gia đình. Nếu không ăn hết, bạn có thể sử dụng gà này để nấu nhiều món ăn ngon khác nhau như nấu súp, làm gỏi, nộm chung với các loại rau củ trong nhà có sẵn, hoặc bạn có thể chế biến món gà nấm, hoặc làm món ruốc để dùng dần.

Các món thịt nguội

Với các món chả lụa, chả bò, thịt nguội, lạp xưởng… bạn có thể mua thêm bánh mì hoặc bánh ướt về và làm bữa sáng cho cả nhà. Hoặc bạn có thể làm món gỏi củ kiệu với chả lụa, hay xào với các loại củ như su hào, mộc nhĩ, cà rốt, … Cách khác, bạn có thể dùng chúng để rim với tương đen và ớt làm thành món chính ngon miệng trong bữa cơm trưa.

 

Chuối xanh

Bạn có thể đem phần chuối xanh nấu chuối ốc đậu để đổi vị cho bữa cơm gia đình nhé! Vị chua ngon dân dã chắc chắn sẽ xua đi phần ngán ngẩm của mâm cỗ Tết nhiều đạm.

Bánh mứt kẹo

Sau Tết, bánh, mứt, kẹo nên được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc. Bạn nên để bánh, mứt, kẹo trong những túi kín, tốt nhất là sử dụng túi bằng giấy thiếc. Hoặc bạn có thể tìm mua những lọ thủy tinh hút chân không để bảo quản, giúp bánh kẹo không bị hút ẩm, giữ nguyên độ giòn và trạng thái ban đầu.

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm thừa sau Tết

 

Nên phân loại, đặt các thực phẩm vào các khu vực riêng một cách khoa học như: trứng, pho mát, sữa... các thực phẩm nhẹ vào ngăn trên cùng, ngăn tiếp theo bạn đặt thực phẩm đã qua chế biến như bánh chưng, thịt kho, mắm các loại... Với rau củ quả, bạn cho vào bao, bọc kín và đặt vào ngăn kế tiếp...

Nên ăn các loại thực phẩm đã mua trước, tuyệt đối tránh đông lạnh các thực phẩm sau khi đã giã đông.

Tủ lạnh được sử dụng để lưu trữ thực phẩm cũng là nơi tích tụ lượng vi khuẩn cực cao. Cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn, hạn chế sự hư hỏng của thực phẩm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm